Trang trước Mục lục Trang sau    
   

 

ới núi đồi xanh tươi gợi nhớ đến những dãy núi Alpes (An-pơ) và Vosges (Vốtx-giơ) ở châu Âu, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ, cách bờ biển 80km theo đường chim bay, Đà Lạt đáp ứng được tất cả những yêu cầu của một nơi nghỉ dưỡng (sanatorium) trong vùng nhiệt đới dành cho những ai muốn tắm mình trong sự yên tĩnh, tìm  thấy sự cân bằng và niềm vui trong cuộc sống.

Đà Lạt còn rất thích hợp với trẻ em. Các bà mẹ rất vui lòng nhìn thấy thể lực con em mình phát triển nhanh và cường tráng, gương mặt hồng hào, mạnh khoẻ.

Độ cao: Độ cao thích hợp là điều kiện tiên quyết để có được nhiệt độ trung bình, áp suất không khí dễ chịu và tránh được muỗi truyền bệnh sốt rét. Ở vùng vĩ độ thấp, chỉ những nơi có độ cao trên 1.400m mới có thể hội đủ những điều kiện này; dưới 1.400m bệnh sốt rét hoành hành còn dữ dội hơn ở vùng đồng bằng. Những nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng như Simla, Darjeeling (Ấn Độ), Baguio (Phi-líp-pin) đều ở độ cao 1.800 đến 2.200m.

 Đà Lạt rất may mắn nằm ở độ cao trung bình 1.500m, bốn mùa đều mát mẻ, nhiệt độ không bao giờ xuống quá thấp. Theo những số liệu khí tượng thu được từ năm 1898 đến năm 1911, điều kiện khí hậu ở Lang Bi-an rất giống vùng Địa Trung Hải, ngoại trừ lượng mưa nhiều hơn.

 

Nơi nghỉ dưỡng

Vĩ độ (0)

Độ cao

(m)

NHIỆT ĐỘ(0C)

Lượng mưa trung bình hằng năm

(mm)

Số ngày mưa

trung bình hằng năm

(ngày)

Độ ẩm

trung bình hằng năm

(%)

Tối cao

Tối thấp

 Trung bình hằng năm

Lang Bi-an

Đà Lạt

13

1.500

32

-2

18,3

1.692

143

69,8

Hi-ma-la-ya

Darjeeling

27

2.006

29

-3,3

12,2

3.055

149

82

 

Simla

31

2.148

34,6

-6,4

12,8

1.780

99

62

Xri Lan-ca

Newara Eliya

6,3

1.807

26,1

-4,5

15

2.512

195

83

Phi-líp-pin

Baguio

15

1.650

28,8

9

18

2.100

170

80

Bờ biển miền Trung

Nha Trang

13,7

0

37,6

16,4

26,7

666

72

70,9

Nhiệt độ: Đà Lạt có hai mùa rõ rệt:

Vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 5, nhiệt độ trung bình 18oC, bầu trời trong xanh gợi nhớ đến vùng Côte d’ Azur (Cô-tơ Đa-duya). Về đêm, trời lạnh khô, nhiệt độ khoảng 5oC.

Trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình 20oC, trời thường mưa về chiều, nhưng phần lớn buổi sáng trời đẹp và tươi mát.

Nếu so sánh nhiệt độ trung bình hằng năm với nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông, chúng ta nhận thấy nhiệt độ ở đây rất đều. Điều này rất thích hợp cho người bệnh. Tuy nhiên, trong mùa khô, có một khoảng cách rất lớn giữa nhiệt độ tối cao ban ngày và nhiệt độ tối thấp ban đêm. Từ tháng 1 đến tháng 3, thỉnh thoảng trong một ngày, nhiệt độ tối cao là 30oC và nhiệt độ tối thấp là
-2oC. Điều này có thể gây trở ngại cho người bệnh, nhưng không ảnh hưởng lớn đối với người khoẻ mạnh, họ ít cảm nhận sự khác biệt này. Cái lạnh về đêm không đáng sợ vì trời lạnh khô, rất dễ chịu.  

Áp suất không khí: Áp suất không khí luôn luôn thấp hơn bình thường, trung bình chỉ 644 mm, tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái. Không khí khô, chứa nhiều khí oxy và ít hơi nước, làm cho hô hấp dễ dàng, hồng huyết cầu tái sinh nhanh, người ta cảm thấy ăn uống ngon hơn và hoạt động trí óc không mệt mỏi.

Độ ẩm: Độ ẩm bao giờ cũng thấp hơn ở đồng bằng, cả vào mùa mưa, thay đổi 66-80%; trong khi vào mùa khô, độ ẩm dao động 50-60%. Buổi sáng khô hơn buổi chiều, nhưng trên cao nguyên rừng thông mọc thưa và gió thổi đều nên hơi nước thoát nhanh.

Chế độ gió: Những luồng không khí tương đối mạnh chuyển động thường xuyên trên cao nguyên Lang Bi-an. Theo chế độ gió mùa; gió thổi từ Tây và Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10, từ Đông và Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 5 với tốc độ mạnh. Trong những tháng giao mùa, gió chuyển hướng liên tục trong một ngày. Không khí lúc nào cũng tươi mát và đặc biệt là ngào ngạt hương thông. Bão không bao giờ dữ dội như ở vùng ven biển. Nhiều căn nhà gỗ vẫn tồn tại trên 20 năm.

Chế độ mưa: Số ngày mưa nhiều hơn ở đồng bằng nhưng lượng mưa thấp hơn. Tùy theo năm, số ngày mưa từ 100 tới 185 ngày cho một lượng mưa trung bình 1.692mm. Nói một cách tổng quát, mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 nhưng ngắn và rải rác, tăng lên vào tháng 5, giảm trong tháng 6, 7, rồi lại tăng cao vào tháng 9 và 10, cuối cùng chấm dứt vào cuối tháng 11.

Mùa mưa trên Lang Bi-an không trùng hợp với vùng ven biển. Từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 1, trong khi vùng ven biển miền Trung chịu những trận mưa bão dữ dội làm cho nước sông dâng tràn và cắt đứt nhiều đoạn đường giao thông thì Lang Bi-an vẫn bình yên.

Sương mù không kéo dài và tan khi mặt trời lên cao.

Tóm lại, về phương diện khí hậu, Lang Bi-an là nơi nghỉ dưỡng thích hợp hơn các nơi khác ở Đông Dương và là địa điểm lý tưởng nếu so sánh với những nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất ở Viễn Đông, hơn hẳn Nha Trang - nơi nghỉ mát tốt nhất trên bờ biển Đông.

ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT

Điều kiện sinh hoạt ở Lang Bi-an đối với du khách cũng thuận tiện như khí hậu:

Nước uống: Nước chảy dễ dàng trên vùng đất sét. Dưới chân đồi là những dòng suối nhỏ đổ vào suối Cam Ly. Ở vùng ven Đà Lạt có rất nhiều nguồn nước trong sạch. Sử dụng những nguồn nước này và một phần suối Cam Ly (có lưu lượng 100 lít/giây) đủ cung cấp nhu cầu nước cho một thành phố lớn. Ở phía Tây Bắc Đà Lạt, nguồn nước khoáng có thể giúp người bệnh chóng bình phục.

Bệnh sốt rét: Nhiệt độ trung bình về đêm dưới 10oC là một bảo đảm tất nhiên cho muỗi không độc. Nhưng những người đã bị mắc bệnh sốt rét nặng từ đồng bằng lên cần phải hết sức thận trọng.

Tính chất đất: Đất trên cao nguyên do sự tan rã của đá huyền vũ (bazan) và đá hoa cương (granit) là một loại đất sét màu đỏ. Dưới thung lũng là vùng đầm lầy cần phải thoát nước.

Độ phì nhiêu của đất thấp và không đồng đều do nước mưa liên tục cuốn trôi đi lớp đất mùn. Tuy nhiên, Đà Lạt đủ khả năng tự cung cấp sữa và rau tươi như ở châu Âu. Nhờ khí hậu mát mẻ, những vườn rau phát triển tốt. Tại đây quanh năm có các loại rau trồng có nguồn gốc từ nước Pháp và cả dâu tây trong vài tháng. Cây ăn trái cũng rất phong phú. Đà Lạt là một cánh đồng hoa: hoa cẩm chướng và hoa hồng, hoa tím và hoa mi-mô-da... Những cánh đồng cỏ khai thác hợp lý đủ phục vụ cho chăn nuôi gia súc để chế biến sữa, kem, bơ và phó mát tươi. [61, 12; 23, 14 - 22]

        Trang trước Mục lục Trang sau