|
||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||
u khách đến từ đồng bằng, quen với cây cỏ miền nhiệt đới, không khỏi ngạc nhiên trước cảnh rừng thông trùng điệp. Thông trên cao nguyên Lang Bi-an phần lớn là thông 3 lá. Tên khoa học đầu tiên của thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) đã được hội nghị quốc tế công nhận là tên chính thức. Auguste Chevalier (Ô-guýtx-tơ Sơ-va-li-ê) gọi thông 3 lá là Pinus langbianensis, nhiều tư liệu sử dụng tên Pinus khasya Royle. Khasya là tên một làng ở miền Bắc Ấn Độ, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya). Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng có thể mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh. Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài thông ở nước ta, mọc ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Công Tum,... nhưng nhiều nhất là trên cao nguyên Lang Bi-an. Cây cao 20 - 35m, nhưng đường kính thân cây ít khi vượt quá 70cm. Các cây thông 3 lá có đường kính trên 50cm rất hiếm, chỉ chiếm 2% quần cư, trong khi các cây có đường kính từ 10 đến 50cm chiếm tỷ lệ 98%. Lá nhỏ, đều như cây kim, màu xanh sẫm, chỉ có 1 gân nhỏ. 3 lá kim mọc cụm trong 1 bẹ. Trái hình chóp nón dài khoảng 5 - 10cm, rộng 4 - 5cm. Trái chín trên cây, phát tán những hạt trần nhỏ màu nâu nhạt có cánh dài nhờ gió có thể bay đi rất xa. Rễ có nấm cộng sinh, ưa đất tơi xốp, hơi chua (pH 4,5 - 5) có khả năng sống được trên đất nghèo dinh dưỡng.
Mục đích kinh doanh chính đối với rừng thông 3 lá là gỗ (tăng trưởng bình quân 15m3/ha/năm). [8, 5 - 7] Cách đây hàng nghìn năm, rừng kín lá rộng thường xanh bao phủ mặt đất, chưa có rừng thông. Vào kỷ Crê-ta, cuối kỷ đệ nhị, những cây thông đầu tiên xuất hiện ở châu Âu. Ở Đông Dương, không rõ thông xuất hiện trước hay đầu kỷ đệ tam. M. Schmid nêu ra giả thuyết: “Những đại diện của các họ tùng loại khác (trong đó có họ thông) tuồng như xuất phát từ những yếu tố di cư đã theo các đỉnh núi nối tiếp từ Vân Nam đến Đà Lạt. Sự di cư ấy đã ngưng lại ở phía Tây Nam, theo châu thổ sông Cửu Long. Vì vậy các loại do quan hệ Hy Mã Trung Hoa chi phối không vào được quần sơn Cardamomes, dọc theo vịnh Thái Lan”. [10, 70] Thông là cây ưa sáng hoàn toàn, có thể mọc trên đất tương đối phì nhiêu và sâu nhưng rất ít khi gặp thông nơi đây vì các loài thực vật khác tăng trưởng mạnh hơn lấn át. Ngược lại, trong những vùng đất xấu, thông không còn sợ các loài thực vật khác cạnh tranh nên mọc thành rừng. Thông chỉ mọc được ở sườn dốc, không mọc được ở chỗ úng vì hệ rễ của thông phải có nấm cộng sinh mới sinh trưởng tốt được. Nấm cộng sinh ưa đất tơi xốp, thoáng ráo, thoát nước. Ngày xưa, rừng rậm bao phủ Đà Lạt nhưng vì nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy đã làm cho nhiều ngọn đồi trên cao nguyên trơ trụi. [25, 29 - 30] * Đà Lạt còn có thông 2 lá, thông 5 lá, thông 2 lá dẹt, thông đỏ với số lượng rất ít. Thông 2 lá (Pinus merkusii) do Jungh (Gion) và de Vries (đơ Vri) phát hiện ở Sumatra (nước In-đô-nê-xi-a) vào cuối thế kỷ XIX. Merkus ( Mẹc-cuýtx) là tên của viên toàn quyền người Hà Lan. Cây cao khoảng 30m, đường kính có thể đạt 1,5 - 1,6m, đôi khi tới 2m. Vỏ thân có vết nứt sâu và xù xì hơn thông 3 lá. Lá dài hơn lá thông 3 lá và màu xanh lợt hơn. 2 lá mọc chung trong 1 bẹ. Trái, hột lớn hơn thông 3 lá. Thông 2 lá còn gọi là thông nhựa, được xếp vào loài thông có sản lượng nhựa cao nhất thế giới. Thông 5 lá (Pinus dalatensis) được bà Y. de Ferré (Y. đơ Phe-rê) - Giám đốc Viện Khảo cứu Lâm học Toulouse (Tu-lu-dơ) ở Pháp chuyên về họ Thông - đặt tên và mô tả năm 1960. Thông 2 lá dẹt ban đầu mang tên khoa học Pinus krempfii. M. Krempf (M. Krăm) là một nhà thực vật học người Đức đã thu mẫu vật thông 2 lá dẹt ở thượng nguồn Sông Mao (1.350m). Về sau, A. Chevalier lấy tên Ducamp (Đuy-căm) - người tổ chức Cục Lâm nghiệp ở Đông Dương - đặt cho loài thông này tên mới: Ducampopinus krempfii (Lec.) A. Chev. Đây là loài thông cổ quý hiếm. Thông 2 lá dẹt cao khoảng 30m, đường kính có thể đạt 1,5 - 1,6m, đôi khi tới 2m. Lá dẹt. Thông đỏ (Taxus baccata var. wallichiana (Zuce) Hooks) thuộc họ Thanh tùng (Taxaceae) là loài cây dược liệu quý hiếm. Lá được dùng để trị hen suyễn, viêm phế quản, nấc, chữa tiêu hoá không bình thường. Taxol chiết xuất từ thông đỏ được dùng để chữa trị ung thư buồng trứng, vú, đầu, cổ,... [7, 21]
Họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích lớn nhưng không hấp dẫn. Họ Lan (Orchidaceae) rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng. Có thể kể lan bò cạp (Renanthera Evrardii Guillaum.) với hàng trăm hoa dài hơn 10cm, huyết nhung (Renanthera Inschootiana Rolfe) màu đỏ như máu, tuyết ngọc (Coelogyne psectrantha Gagn.) trắng như tuyết, lan Ceratostylis teres nhỏ xíu với cánh hoa dài 2 hay 3mm, còn nhỏ hơn nữa là cánh hoa lan Oberonia dalatensis dài khoảng 2mm,... Hoa lan trang trí là những loài hoa màu sắc rực rỡ, đẹp diệu kỳ được những người chơi hoa săn tìm. Nếu Phajus (hạc đỉnh, tuý ông,...), Paphiopedilum (vệ hài, vân hài,...), Phalaenopsis (hồ điệp,...) mọc dưới đất thì nhiều loài hoa lan lại mọc chơi vơi trên cành cao của những cây to, thường khó leo: Dendrobium (kim điệp, long tu, thuỷ tiên, ý thảo,...), Bulbophyllum (lọng tán,...), Cirropetalum, Ceratostylis, Cymbidium (bạch lan, hồng lan, hoàng lan, thanh lan, hồng hoàng, bích ngọc,...).
3 loài hoa lan mang tên Đà Lạt: Dendrobium dalatense, Eria dalatensis, Oberonia dalatensis và 2 loài hoa mang tên Lang Bi-an: Dendrobium langbianense, Oberonia langbianensis. [14, 1023 - 1066; 32, 157 - 273]
Một loài thực vật đáng chú ý khác trên rừng cao là cây dương xỉ. Loại cây này rất đa dạng và phong phú, mọc dưới tán cây hay trong vùng đầm lầy, trên tảng đá hay vỏ cây, cộng sinh và tạo thành ổ dương xỉ với những chiếc lá dài. Tại những nơi ẩm ướt, cây trường lệ (Drosera) có lá đầy lông bắt các côn trùng nhỏ và cây bình nước (Nepenthes) có hình ống điếu. Khi côn trùng bị hấp dẫn chui vào bẫy, chìm vào một chất lỏng trong cây, nắp đậy lại, cây “ăn thịt” rất kỳ lạ! Về đơn tử diệp có các cây thuộc họ Commelinaceae (Rau Trai), Amaryllideae (Lan Huệ),... Về song tử diệp có nhiều cây trang trí thuộc nhiều họ. Cao nguyên không có những cây lớn thuộc họ Đậu (Leguminosae) tô điểm cho rừng nhiệt đới. Các cây nhỏ thuộc chi Cassia (muồng), Indigofera (chàm), Crotalaria (sục sạc),... mang những cánh hoa đẹp. Cây hoa mua thuộc họ Mua (Melastomaceae) với những đoá hoa màu tím nhạt thường nở vào đầu mùa mưa. [46, 22]
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lúc bấy giờ, Hà Lan chiếm độc quyền sản xuất quinin - phương thuốc duy nhất chữa bệnh sốt rét. Yersin gieo thử hạt canh-ki-na ở Suối Dầu và Đăng Kia. Ông gặp thất bại hoàn toàn ở Suối Dầu, nhưng ở Đăng Kia cần phải tốn nhiều công sức. Năm 1917, Yersin trồng canh-ki-na ở Hòn Bà - một ngọn núi gần Suối Dầu. Lúc đầu cây tăng trưởng tốt nhưng về sau chết dần vì đất đai không thích hợp. Tháng 7 năm 1923, ông mang những cây canh-ki-na tốt nhất ở Hòn Bà về trồng ở Đrăn và Djiring. Lo ngại cao độ quá thấp ở Đrăn và Djiring sẽ làm giống Cinchona legeriana bị thoái hoá nhanh, bác sĩ Alexandre Yersin và André Lambert (Ăn-đrê Lăm-be) lập một vườn ương hạt giống cây canh-ki-na trên cao nguyên Lang Bi-an nhỏ (Petit Langbian, Xuân Thọ ngày nay) ở độ cao khoảng 1.550m. Từ năm 1925, những cây canh-ki-na mang từ Đrăn lên được trồng tại một nơi ẩm thấp nên đến năm 1930 phải dời đến một vị trí mới. Cây trồng với khoảng cách 5m x 5m thành 20 hàng, mỗi hàng 20 gốc. Đến tháng 6-1934, trừ vài cây bị nai gậm phá, tỷ lệ cây chết là 1%. 22% cây canh-ki-na bị bệnh nặng, khoảng 12% bị bệnh nhẹ, tỷ lệ này rất thấp nếu so sánh với những cây trồng ở nơi khác. Vết bệnh hầu hết xuất hiện ở gần cổ rễ cây sát mặt đất. Để tuyển chọn giống, người ta chọn hạt giống của 10 cây tốt nhất trồng ở trạm Lang Hanh (Djiring) và gieo thành 10 lô khác nhau ở cả Djiring và Lang Bi-an nhỏ. Sau đó, cây con được trồng trong 10 khu vườn xen vào giữa những hàng cây muồng vàng (Crotalaria anagyroides) được cắt hằng năm để làm phân xanh. Mặc dầu trồng theo hướng Bắc - Nam, cây cũng chống chịu được gió khá tốt trong những năm đầu. Trên những vườn cây trồng vào tháng 7 năm 1930 với khoảng cách 2m x 1m, người ta nhận thấy vào tháng 5 năm 1934, tỷ lệ cây chết rất thấp (10 -12%) và 7% cây bị mắc bệnh hay có triệu chứng khả nghi. Những cây bị chết thường ở phía dưới vườn nằm trên sườn đồi rất dốc, trong khi cả vườn đều bằng phẳng. Cây canh-ki-na mắc bệnh hầu hết đều ở giữa vườn, nơi đất xấu, cây tăng trưởng yếu. Trên vùng đất bằng, tỷ lệ cây chết không vượt quá 2 - 3%. Những cây trồng từ năm 1930 được bón phân xanh vùi trong đất tăng trưởng rất chậm. Mãi đến tháng 5 năm 1934 vẫn chưa tỉa cành. Trồng với khoảng cách 1m x 2m, cây canh-ki-na phát triển thành hình cánh quạt, hệ rễ phát triển kém. Tháng 6 năm 1934, người ta tỉa cành, loại bỏ những cành thấp, chỉ để lại một số lá nhỏ ở đầu ngọn. Sự tỉa cành rất cần thiết để tạo dáng nhưng phải cắt bỏ 50% cành. Nếu không kể khu đất cây canh-ki-na trồng từ năm 1925 đến năm 1930, cây canh-ki-na trên cao nguyên Lang Bi-an nhỏ tăng trưởng tốt hơn các cây khác cùng tuổi trồng ở các trạm thực nghiệm khác - trừ Lang Hanh - cây mọc khoẻ, thân tròn, vỏ láng. [60, 25 - 28] |
||||||||||||||||
Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||
Hiện nay, ở Tà Nung còn khoảng 20ha thông 2 lá. Thông 5 lá phân bố chủ yếu ở K’Long Lanh (huyện Lạc Dương) và chỉ còn 3 cây mọc gần thác Uyên Ương ở Trại Mát. Thông 2 lá dẹt mọc chủ yếu ở Cổng Trời, K’ Long Lanh (huyện Lạc Dương), có ở vùng Đạ Sar giáp với phường 12, Thái Phiên (Đà Lạt). Thông đỏ hiện còn gần 10 cây ở Trại Mát và Xuân Trường.
|