Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
DÂN TỘC THÁI
Với
dân số theo tổng điều tra (1-04-1989) trên l.040.548 người, dân
tộc Thái có địa bàn cư trú chính ở vùng thượng lưu sông
Thao, sông Đà, Sông Mã và sông Lam miền Bắc Việt nam.
Trên
địa bàn Lâm Đồng (1-4-1989) người Thái có 3.731 người, sinh
sống tập trung ở xã Tùng Nghĩa, huyện Đức Trọng.Hiện nay có
khoảng 4.665 người.
Cộng
đồng người Thái được chia thành nhiều nhóm địa phương như:
Thái Đen (Táy Đăm), Thái Trắng (Táy Khao), Thái Mộc Châu, Thái
Mai Châu, Tộc danh Thái hiện nay, được dùng chính thức phổ biến
và được đồng bào thừa nhận.
Người
Thái nói ngôn ngữ Tày-Thái, cùng trong ngữ hệ Nam á với các
nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, Mèo - Dao, Môn- Khơ me.
Tổ
tiên người Thái đã cư trú lâu đời trên đất nước Việt
Nam.
Khoảng
đầu thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, những người Thái
đầu tiên đã di cư vào Việt Nam.
Người
Thái thường định cư ở những vùng thung lũng màu mỡ và ven các
sông suối. Họ là cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước khá lâu
đời. Đồng bào rất giàu kinh nghiệm : đào mương, đắp phai,
làm các con nước và máng để dẫn nước vào ruộng. Hệ thống
thủy lợi truyền thống này của người Thái rất thích hợp với
địa hình vùng thung lũng, ven sông, suối ở miền núi.
Ngoài
hai vụ lúa, người Thái còn trồng ngô, khoai, sắn, rau, bông,
chàm và bầu bí ...
Rừng
vẫn là nguồn cung cấp nguyên liệu, các loại nhu yếu phẩm cần
thiết, rau ăn hàng ngày, kể cả lương thực vào những khi đói
kém, mất mùa...
Nghề
dệt, một nghề thủ công lâu đời và đặc sắc của dân tộc Thái;
sản phẩm nổi tiếng của nghề này là những tấm thổ cẩm dệt rất
tinh vi với những hình lãnh tụ nhiều màu. Đấy là một nghề phụ
của phụ nữ Thái. Nghề đan lát những gia cụ trong gia đình bằng
mây tre, lá và nghề mộc là những nghề đành cho đàn ông. Sản
phẩm đặc sắc của nghề mộc là những chiếc thuyền độc mộc,
thuyền đuôi én dùng để chuyên chở hàng hóa dọc theo các sông,
suối, thác ghềnh...
Hôn
nhân của người Thái, là hôn nhân phụ quyền đã phát triển 'ở
mức độ khá cao. Việc dựng vợ, gả chồng trước đây, thường
do bố mẹ quyết định với sự đồng ý của hai họ. Tiêu chuẩn
chọn vợ, chọn chồng là phải có sự môn đăng hộ đối giữa
hai dòng họ, và địa vị xã hội của hai gia đình.
Xã
hội người Thái đã phân hóa giai cấp khá sâu sắc. Mỗi vùng
Thái trước đây, thường có một chúa đất lớn (đại tri trâu).
Chúa đất đồng thời là chức dịch trong bộ máy quản lý hành
chính của chính quyền phong kiến đương thời. Chính quyền
phong kiến trung ương đã áp đặt bộ máy cai trị của mình, lồng
vào bộ máy tự quản cổ truyền của người Thái.
Theo
tín ngưỡng truyền thống, người Thái tin rằng trên trời có
Then Luông, là đấng cai quản trời đất, loài người và vạn vật.
Còn ở trần gian thì nơi nào cũng có ma (phỉ) cai quản. Muốn lập
bản, khai phá ruộng, nương, đánh cá, săn thú, đều phải xin
phép các ma ruộng, ma nương, ma suối, ma rừng.v.v,.. Then Luông
và các ma dưới trần gian kể trên, cùng với ma nhà (phỉ hươn),
ma họ (phỉ đắm), những hồn ông bà, cụ kỵ, là những lực lượng
vô hình phù hộ và bảo vệ cho đồng bào.
Người
Thái có nơi thờ tông tộc, từng dòng họ. Chỗ đó, có thể là
một khu rừng cấm, một gốc cây, một hòn đá. Việc thờ cúng các
vị chư thần, tổ tiên được thể hiện bằng những nghi thức, những
ngày lễ hội hàng năm, theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp và lồng
ghép vào các lễ nghi nông nghiệp,
chủ yếu nhằm cầu xin trời đất, chư thần, tổ tiên, phù hộ
cho con cháu và bảo vệ mùa màng.
Người
Thái vốn có một kho tàng văn học - nghệ thuật dân gian phong
phú, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm
nền văn hóa Việt nam. |
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |