Trang trước   || MỤC LỤC||   Trang sau

 
         

DÂN TỘC MƯỜNG

Dân tộc Mường, có dân số 914.596 người. Đồng bào có địa bàn cư trú chủ yếu tại các tỉnh: Hòa Bình, Hoàng tiên Sơn, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An v.v...

Theo tổng điều tra dân số (1-4-1989), ở Lậm Đồng có trên 522 người Mường sinh sống. Hiện nay (1-10-1997) có khoảng 915 người.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người Việt (Kinh) và người Mường có chung một nguồn gốc là cư dân bản địa nước ta. Họ đều là con cháu của người Lạc -Việt (hay người Việt cổ) và là một trong những chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng.  Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, từ một khối cộng đồng chung, người Mường và người Kinh đã phân hóa thành hai dân tộc như hiện nay. Tuy vậy, do cư trú gần nhau, do cu giao lưu tiếp xúc với nhau, và nhất là cùng chung lưng đấu cật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nên người Kinh và người Mường vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.

Là cư dân canh tác lúa nước từ lâu đời, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ trong điều kiện miền núi. Để đưa nước vào ruộng, đồng bào Mường, đắp phai làm xẹ cọn và máng nước, dẫn nước từ các sông suối vào ruộng. Lúa là cây lương thực chính của đồng bào. Ngoài ruộng lúa nước, trên rẫy, còn trồng thêm các loại rau, đậu, hoa màu như ngô, khoai, sắn.v.v...

Những sản phẩm từ nghề chăn nuôi, trong từng gia đình không những thỏa mãn nhu cầu của đời sống hàng ngày, mà nhiều khi còn dùng trong trao đồi với các vùng khác...

Thu nhặt và khai thác  lâm - thổ sản từ rừng cũng là nguồn kinh tế phụ đáng kể, một phần dùng trong gia đình, một phần lớn dùng để trao đổi, buôn bán như : mộc nhĩ, nấm hương, sa nhân, cánh kiến, mật ong v.v... ở những nơi giao thông thuận tiện, đồng bào còn khai thác gỗ, song mây, bương, tre, nứa làm hàng hóa trao đổi...

Người Mường biết làm các nghề thủ công gia đình như: rèn, đan lát, đồ mộc, ép dầu thảo mòc. Đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm với kỹ thuật, mỹ thuật trang trí hoa văn trên nền vải có nhiều màu sắc hài hòa cùng với các họa tiết tinh vi, độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc.

Nhìn chung, nền kinh tế truyền thống của người Mường vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc kinh tế hàng hóa kém phát triển.

Đặc điểm của xã hội cổ truyền của người Mường là sự phân hóa giai cấp khá rõ nét biểu hiện qua chế độ lang đạo. Các dòng họ quý tộc như: Đinh, Quách, Bạch, Hà v.v. .. chia nhau cai quản các vùng Mường và nắm trong tay quyền phân phối ruộng đất Đứng đầu mỗi mường, là một lang cun - vị chúa đất tối cao của một vùng. Dưới lang cun, là lang xóm hoặc đạo xóm cai quản một xóm. Chế độ lang, đã được cha truyền con nối.

Gia đình người Mường là loại hình gia đình như phụ quyền. Người cha có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. Quyền thừa kế tài sản truyền thống chỉ dành cho người con trai, trong đó người con cả được phần nhiều hơn.

Theo tín ngưỡng dân gian truyền thống, người Mường thờ cúng bản mường, và tổ tiên. Các dòng họ nhà lang thường có tục kiêng cữ không chặt, giết và ăn thịt một loại cây, con nhất định có liên quan đến tín ngưỡng vật tổ. Các lễ nghi nông nghiệp với việc thờ cúng thuồng luồng (vua nước), còn khá phổ biến trong các bản mường.

Người Mường có nền văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú bao gồm nhiều thể loại như : sử thi- trường ca, các bài mo, các truyện cổ, các thể loại dân ca (xường), ví đúm, ca dao, tục ngữ. Bài mo ''đẻ đất đẻ nước'', ''các truyện thơ', ''út lót Hồ-tiêu, ''nàng Nga Hai Uối'', ''nàng ổm'', ''Chàng Bồng Hương'', ''Con Côi'' v.v ... là những tác phẩm dân gian nổi tiếng được nhiều người ưa thích.

Về âm nhạc, ngoài những nhạc cụ như: nhị, sáo, khèn bè, ống ôi v.v . .. người Mường rất ưa chuộng bộ nhạc cồng. Cồng có nhiều loại to, nhỏ, âm thanh khác nhau, được tổ chức thành dàn, gọi là nhạc cồng. Các nhà khảo cổ học thường gọi trống đồng Hêgơ loại II, là trống đồng Mường, một loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Mường.

 

Trang trước   || MỤC LỤC||   Trang sau