Trang trước   || MỤC LỤC||   Trang sau

 
         

DẤN TỘC THỔ

Với dân số 5l.274 người, dân tộc Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường có địa bàn cư trú chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Người Thổ phân chia thành nhiều nhóm địa phương có khác nhau ít nhiều về ngôn ngữ và văn hóa như: Keo, Mon, Cuối, Đan Lai, Li Hà, Tày Poong.

Riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số (1-4-1989) có khoảng 522 người Thổ sinh sống. Hiện nay (1-10-1997) có khoảng l.350 người. Họ di cư vào Lâm Đồng trong thời gian 1954-1955 và những năm sau ngày giải phóng đến nay.

Người Thổ sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy và một ít ruộng nước. Dù làm rẫy hay làm ruộng, trình độ canh tác của đồng bào cũng đã phát triển khá cao, biểu hiện ở kỹ thuật làm đất dùng cày một cách khá thành thạo và thâm canh các loại cây trồng. Cây lương thực được trồng nhiều nhất là lúa rồi đến sắn và ngô.

Nghề săn bắt và đánh cá, là những hoạt động kinh tế phụ bổ sung vào nền kinh tế nông nghiệp của đồng bào. Đặc biệt, là cách săn thú bằng lưới và tài nghệ bắt cá ngủ, bắt cá ''nạc'' theo kiểu rái cá...

Nghề đan lát làm ra các đồ dùng như: võng gai, bồ đựng thóc, bồ đựng quần áo, hộp đựng chỉ bằng sợi gai, mây, tre, lá rất bền và đẹp...

Nhà cửa truyền thống của người Thổ, là kiểu nhà sàn.

Người Thổ thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc, ít quan hệ hôn nhân với các dân tộc láng giềng. Điều đó thể hiện tâm lý cố kết, ý muốn bảo vệ sự toàn vẹn giống nòi của dân tộc mình. Đặc biệt là tục lệ ''ngủ mái'' giữa nam và nữ tiền hôn nhân, là dịp tốt tìm hiểu lẫn nhau, để đi đến xây dựng gia đình (5) ("Ngủ mái" có thể là một nam ngủ với nhiều thiếu nữ trong nhiều đêm để chuyện trò tâm sự, tìm hiểu nhau. Tục lệ này là bức tường chắc chắn gạt bỏ mọi ý nghĩ vá hành động mờ ám giữa nam và nữ trong những đêm ?ngủ mái?).

Người Thổ thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai canh tác cho cộng đồng. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thường được tiến hành trong các dịp tết nguyên đán, mùng 5 tháng 5, rằm tháng 7... đồng bào  còn làm lễ cúng ma mụ, cầu mong cho đứa trẻ mới sinh được mạnh khỏe, mau lớn, lễ làm nhà mới. Mỗi khi có người ốm đau, đồng bào thường làm lễ gọi vía, kết thúc lễ này, người bệnh được buộc vào cổ tay một sợi dây vải gọi là ''vòng vía'' với ý niệm giữ cho vía không lìa khỏi xác để người bệnh mau lành.

Dưới chế độ mới, dân tộc Thổ đang có những chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ ; ánh sáng văn hóa đã chiếu rọi tới các chòm xóm của người Thồ ở Lâm Đồng.  

 

Trang trước   || MỤC LỤC|   Trang sau