Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |
|
DÂN TỘC GIÉ-TRIÊNG
Dân
tộc Gié-Triêng có khoảng trên 26.924 người, bao gồm các nhóm
địa phương như: Gié-Triêng, Ta ré, T'riêng, Ve, Ba Nông; đồng
bào cư trú tập trung chủ yếu ở huyện Đăc Gây, tỉnh Kon Tum,
một bộ phận sống ở Quảng Nam- Đà Nẵng. Riêng trên địa bàn
tỉnh Lâm đồng có người Gié-Triêng sinh sống.
Về
ngôn ngữ, tiếng Gié-Triêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me,
gồm hai phương ngữ : Gié ở phía bắc và Triêng ở phía nam. Giữa
hai nhóm địa phương này, có tới 90% số từ vựng chung.
Người
Gié-Triêng sinh sống chủ yếu bằng phương thức phát rừng làm
rẫy. Họ trồng lúa, ngô và các loại cây củ khác (nhiều nhất
là sắn). ..
Nương
rẫy của đồng bào được phân thành hai loại: mir và pôh. Mir
là loại rãy thường ở trên sườn núi. Đồng bào chỉ canh tác
2-3 năm rồi để đất hưu canh từ 8-l0 năm khi rừng đã tái
sinh, độ phì của đất đã phục hồi mới canh tác lại. Loại pôh
thường nằm trên những vùng đất tương đối bằng phẳng dưới
thung lũng hoặc ven sông, suối. Trên đất pôh, người ta thường
trồng luân canh các loại cây lương thực khác nhau: sau vụ lúa
thì trồng ngô, khoai và các loại cây hoa màu ngắn ngày khác.
Công
cụ sản xuất và phương pháp canh tác rẫy giống như người M'nông,
người Mạ và người Cơ Ho.
Loại
hình kinh tế săn bắt, hái lượm còn giữ một vai trò quan trọng
trong cuộc sống của đồng bào. Đối tượng săn bắt hái lượm
khá phong phú như: các loại rau, côn trùng, ếch nhái, thú rừng,
măng, nấm, chuối rừng, mộc nhĩ, rau rừng và mật ong v.v...
Việc
chăn nuôi gia súc gia cầm chưa được chú ý phát triển. Trâu,
bò, dê, lợn chủ yếu dùng làm vật hiến sinh trong nhiều lễ
nghi nông nghiệp của đồng bào.
Họ
có một số nghề thủ công gia đình, đặc biệt nghề dệt mà sản
phẩm truyền thống là một loại vải có thêu hoa văn rất đẹp.
Làng
người Gié-Triêng có quy mô còn nhỏ bé (khoảng 10-15 nóc nhà).
Nhà ở thường được sắp xếp lại thành hình vòng tròn bao boc
xung quanh một ngôi ''Nhà rồng''- nhà công cộng của cộng đồng
làng. Nhà ở thường có hai loại: nhà sàn và nhà nền đất.
Trước
đây, mỗi làng chỉ cư trú trong một nhà dài năm sáu chục mét.
Trong ngôi nhà dài này, có gian dành cho sinh hoạt cộng đồng của
dân làng và những gian khác là nơi sinh hoạt của các gia đình
nhỏ.
Một
đặc điểm về hôn nhân gia đình của người Gié-Triêng là tính
chất song hệ, dựa trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ. Thông
thường khi mới lấy nhau, đôi vợ chồng trẻ ở lại nhà bố mẹ
vợ khoảng 3-4 năm, sau đó, về nhà chồng ở một thời gian tương
đương. Của cải làm ra được, trong thời gian ở bên nào thì
để lại cho bố mẹ bên đó. Việc cư trú luân phiên kéo dài
như vậy cho đến khi bố mẹ của một trong hai bên mất đi, thì
họ ở hẳn một nơi. Do đó nhà dài (khul) của Gié-Triêng mang
đậm tính huyết thống...
Đơn
vị xã hội cao nhất mà người Gié-Triêng đạt đến trong xã hội
truyền thống là làng (plây). Trong mỗi làng được chia thành
nhiều nhà dài (khul), đứng đầu làng là Krã plây, một người
do tập thể dân làng chọn lựa bầu ra theo các tiêu chuẩn của xã
hội truyền thống...
Trong
xã hội truyền thống của người Gié-Triêng, đã manh nha về quyền
tư hữu ruộng đất theo luật tục...
Ngườl
Gié-Triêng chia thành nhiều nhóm tô tem. Những nhóm thường gặp
hơn cả là : ? Duốt, Xiêng, Kriêng, Bruết, Khoông, Eluông, Na Xó
v.v .. . Trong một chu kỳ canh tác, cũng như đời sống, người Gié-Triêng có nhiều điều kiêng kỵ theo tín ngưỡng đa thần. Hàng năm, đồng bào phải cúng trời (pleng), đất (né) và các chư thần. Trâu là vật hiến sinh trong lễ cúng trời (pleng). Và lễ đâm trâu là một lễ hội của tập thể cộng đồng làng (plây), thường được tổ chức, sau màu thu hoạch lúa rẫy. |
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |