Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
DÂN TỘC XTIÊNG
Hiện
nay ở nước ta, người Xtiêng có khoảng trên 50.194 người. Đồng
bào cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bình Phước, Tây
Ninh, Đồng Nai.
Riêng
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (theo tổng điều tra dân số
(l-4-1989) có 132 người Xtiêng sinh sống. Hiện nay (1-l0-1997) có
khoảng 195 người.
Tiếng
nói của dân tộc Xtiêng có nhiều nét gần gũi với tiếng Cơ
Ho, Mạ, M'nông và cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me, dòng
Nam Á. Trong
số ngôn ngữ của các dân tộc kể trên, tiếng Xtiêng tương
đối gần gũi với tiếng Khơ -Me hơn cả. Dân tộc Xtiêng bao gồm các
nhóm địa phương như : Bu đíp Bu del, Bu-lạch, Bu lo. Trong xã hội truyền thống,
nguồn sinh sống chính của người Xtiêng là phương thức phát rừng
làm rẫy (Mir). Quy trình canh tác và công cụ sản xuất cổ truyền
tương tự như người Mạ, người M'nông và người Cơ Ho. Gần
đây đồng bào bắt đầu canh tác ruộng nước và tham gia trồng
cây cao su, đào lộn hột, hồ tiêu và cà phê... Lương thực chính trong các
bữa ăn của người Xtiêng là gạo, thức ăn chủ yếu gồm các loại
rau, bầu bí, tôm, cá và thịt thú rừng do săn bắt được... Người Xtiêng cư trú thành
từng làng nhỏ, mỗi làng trung bình có từ lO đến 15 gia đình.
Làng nọ cách làng kia khá xa. Họ thường cư trú trong những nhà
sàn dài. Có làng trước đây chỉ cư trú trong một nhà dài.
Nguyên liệu chính để làm nhà là gỗ (xung quanh có che bằng liếp)
theo kiểu ''hạ thu thượng thách'', mái lợp bằng lá mây hoặc bằng
cỏ tranh. Trang phục người Xtiêng khá
đơn giản, đàn bà mặc váy quấn, đàn ông
đóng khố. Về mùa đông đàn ông cũng như đàn bà, thường
choàng một tấm vải do đồng bào dệt cho đỡ lạnh.
Trước đây, người Xtiêng
thường để tóc dài, búi tó ra đằng sau gáy, có xâu lỗ tai,
đeo hoa tai bằng gỗ quý, bằng tre ngà hoặc bằng ngà voi và xăm
mình với những đường nét hoa văn hình học khá đơn giản.
Riêng
trẻ dưới 4 tuổi thường đeo đôi lục lặc ở hai cổ chân. Hủ
tục cà răng, căng tai không còn thịnh hành ở người Xtiêng như
trước nữa ...
Người
Xtiêng theo chế độ phụ quyền. Chủ gia đình là người đàn ông.
Quyền thừa kế tài sản thuộc về người con trai, trong đó người
con cả được phần nhiều hơn. Cũng có trường hợp tài sản gia
đình được truyền lại cho con út và con út phải phụng dưỡng
bố mẹ già. Nếu người con út là con gái, thì chồng cô ta phải
ở rể suốt đời, để phụng dưỡng cha mẹ vợ lúc tuổi già, sức
yếu Những người trong cùng dòng họ phía cha không được kết
hôn với nhau. Vi phạm nguyên tắc đó thì bị coi là loạn luân
(đăng ih) và bị luật tục Xtiêng phạt vạ rất nặng. Tục hôn
nhân anh em chồng, hôn nhân chị, em vợ và hôn nhân con cô, con
cậu vẫn tồn tại.
Người
Xtiêng là một dân tộc có truyền thống thượng
võ, chiến đấu rất kiên cường và đã từng sát cánh cùng người
Kinh trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực
dân xâm lược. Năm 1862, đồng bào đã tham gia cuộc khởi nghĩa
chống Pháp của Trương Quyền, con trai Trương Định.
Trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước
1954-1975, vùng người Xtiêng là vùng căn cứ kháng chiến. Đồng
bào Xtiêng, đã góp nhiều sức người, sức của cho công cuộc
giải phóng dân tộc...
|
Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |