Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
DÂN TỘC KHƠ ME
Người
Khơ Me ở nước ta khoảng gần 90 vạn người, cư trú chủ yếu ở
các tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long như : Trà Vinh, Sóc
Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc liêu, Cà
mau, Long An v.v... Riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số ( l-4-1989) có 397 người Khơ Me sống. Hiện nay (1-l0-1997) có khoảng 495
người.
Kế tục thành tựu của những
cư dân khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long , người Khơ Me
có truyền thống trồng lúa nước lâu đời và làm rẫy định
canh, hoặc luân canh. Trên đất rẫy (cham ka), người
Khơ Me trồng lúa và các loại hoa màu như: đậu, khoai, ngô, mía
và các loại rau v.v .. .
Tại
Vùng có nhiều khe suối, sông rạch đồng bào còn đánh bắt cá...
Chăn nuôi là nghề phụ gia
đình, đồng bào nuôi trâu, bò dùng để kéo cày và kéo xe.
Ngoài ra họ còn chăn nuôi các loại gia cầm ...
Nghề
thủ công gia đình thường thấy như: đan lát, dệt, trong đó có
cả nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt sam pót (váy) có hoa
văn. ờ một
số nơi còn có nghề gốm bằng bàn rập sản xuất ra các gia cụ
bằng gốm, dùng trong gia đình. Về tổ chức xã hội thì
Phum, Sróc, là những đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của
đồng bào. Gia đình nhỏ phụ quyền, gồm
cha mẹ, con cái chưa lập gia đình là hình thái gia đình phổ
biến trong xã hội truyền thống. Tàn dư của hình thức tổ chức
đại gia đình vẫn còn dấu vết ở các phum nhỏ, gồm: ngôi nhà
của cha mẹ, các con cái và đôi khi còn bao gồm cả các anh em
bên mẹ. Bộ máy tự quản truyền thống
ở các ''Phum'', ''Sróc'' người Khơ Me là các ''mê phum'', ''mê
sróc'', họ là những người có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất,
có uy tín trong các ''Phum'', ''Sróc'' do dân làng bầu ra. Ngoài
ra còn có ban quản trị chùa Phật và các vị sư sãi cũng nằm
trong bộ máy tự quản của cộng đồng. Xã hội truyền thống người
Khơ Me đã phân hóa giai cấp rõ rệt thành: nông dân và địa
chủ...
Trong
đời sống tinh thần của người Khơ Me không thể không kể đến
đạo Phật tiểu thừa. Đạo Phật tiểu thừa du nhập vào cộng
đồng dân tộc Khơ Me từ thế kỷ 13 và trở thành tôn giáo chính
thống của đồng bào. Người con trai Khơ Me đến tuổi trưởng thành
đều phải có một thời gian xuống tóc đi tu học ở chùa làng,
sau đó mới trở về cuộc sống đời thường. Trong thời gian tu học
tại chùa, họ không chỉ nghe thuyết pháp về đạo lý nhà phật,
mà còn được học thêm chữ và kiến thức. Chùa trở thành
trung tâm sinh hoạt tinh thần của cộng đồng ''Phum'', ''Sróc'' của
người Khơ Me. ở người Khơ Me, các tín
ngưỡng dân gian truyền thống đã quyện chặt vào đạo phật. Từ
thờ cúng tổ tiên, thờ Akăk, Neak tà đến các lễ nghi nông
nghiệp khác...
Các
lễ hội hè, lễ cúng liên quan tới Phật và các vị chư thần khác,
diễn ra hầu như trong tất cả các tháng của một năm như: ngày
tết với tục té nước, tắm cho Phật và đắp núi cát; lễ Ok
Arob (chào mặt trăng) với tục đút chuố.i và cốm mới cho trẻ
nhỏ, thả bè chuối có đết đèn trên sông rạch, thả diều, thả
đèn lồng, lễ gọi hồn lúa- một biểu tượng nữ thần ngồi trên
mình cá tay cầm nhành lúa và lễ hội đua ghe ngo... Đó là một
sinh hoạt văn hóa tinh thần tâm linh lành mạnh của đồng bào cần
được bảo tồn và phát huy trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trong
các dịp hội hè kể trên, múa hát là một hoạt
động linh thân khá phổ biến. Hầu như mỗi người dân Khơ Me
đều biết múa. Các làn điệu dân gian phổ biến như: Rom vông,
Rom khách, Rom sara wăn v.v... đều được trình diễn, trong các
dịp lễ hội trong năm...
|
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |