Trang trước || MỤC LỤC || Trang sau |
|
DÂN TỘC HOA
Với dân số non l triệu người, người Hoa ở Việt Nam cư trú tại hầu khắp
các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Ở tỉnh Lâm Đồng theo tổng điều tra dân số 4-1989) có trên
l l.180 người Hoa sinh sống. Hiện nay l0-1997) có 13.949 người.
Phần lớn người Hoa ở Lâm Đồng là bộ phận người Hoa ở Quảng
Ninh di cư vào đây từ năm 1955-1975. Đây là bộ phận người
Hoa làm nông nghiệp ở Quảng Ninh được đưa vào định cư lập
nghiệp ở Lâm Đồng. Hiện nay, một số người Hoa ở Lâm Đồng
sinh sống bằng nghề buôn bán ở Đà Lạt, Tùng Nghĩa, Bảo Lộc,
Di Linh, Đơn Dương v.v... Một bộ phận người Hoa ở nông thôn
vẫn sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Một đặc điểm nồi bật của
người Hoa là tính cố kết, tương đỡ lẫn nhau trong cộng đồng
tộc người, trong nhóm địa phương và dòng họ rất cao và khá
bền chặt. Họ ra sức bảo tồn, gìn giữ những bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc mình.
Họ thường dựng vợ, gả chồng
cho con cái ngay trong tộc người, trong nhóm địa phương. Thí dụ
con trai người Hoa Triều Châu ít khi cưới con gái người Hoa Phúc
Kiến, Người trưởng họ đóng một vai trò khá quan trọng trong
việc dựng vợ, gả chồng cho các thành viên của dòng họ mình... Theo phong tục cổ truyền của
người Hoa, cô dâu và chú rể phải cùng ăn một trăm miếng trầu,
có như vậy đôi vợ chồng mới sống chung thủy với nhau cho đến
bách niên giai lão.
Nhà cửa người Hoa thường
có ba loại: nhà ba gian, hai chái, nhà chữ môn và nhà chữ khẩu... Bộ y phục của nữ giới người
Hoa còn bảo lưu nhiều sắc thái văn hóa truyền thống của dân
tộc. Đó là chiếc áo năm thân, dài quá mông, không có túi cài
khuy tết bằng nút vải ở nách bên phải. Họ còn mặc áo cộc
tay cắt may như áo năm thân, nhưng lại có hai túi ghép thêm một
miếng vải màu. Hiện nay, nhiều phụ nữ người
Hoa đã mặc áo cánh và áo sơ mi.
Y
phục của người làm nghề tôn giáo là áo cà sa (ca
slam), cúng giống như áo năm thân, nhưng dài quá đầu gối, ống
tay áo dài rộng, áo này chỉ dùng trong khi hành lễ. Xã hội người Hoa đã phân
hóa giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Trong nhân dân
lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá
trọn vẹn. Trong gia đình người Hoa, người cha hay người chồng,
là'chủ Sia đình. Khi chia tài sản cho các con cái ra ở riêng,
bao giờ người con trai cả, cũng được phần nhiều hơn. Ngược
lại, theo tập tục cổ truyền, người con gái không được chia tài
sản, chỉ biết cặm cụi làm ăn cho đến khi đi lấy chồng. Cũng
theo phong tục cổ truyền, người phụ nữ ít được học hành và
không được tham gia các công việc xã hội. Theo quan niệm của
đồng bào Hoa, người con gái chết trước khi đi lấy chồng, hồn
không được nhập với tổ tiên, mà phải ở ngoài cửa, biến thành
người giữ cửa. Đối với người chết dưới
14 tuổi không được làm chay. Trong trường hợp chết ''bất đắc
kỳ tử'', thân nhân của người chết phải ''phá ngục giải
oan'', đưa hồn qua lò than, vạc dầu để hồn người chết được
trở về với tổ tiên. Nếu người chết bị mất xác, người ta thường
lấy cây dâu, tượng trưng cho xương cốt
để làm lễ chôn cất. Trẻ sơ sinh chết, mẹ bôi vôi trát chàm
lên trán con để loại trừ ''ngũ quỷ'' khỏi nhập vào đứa trẻ,
lộn kiếp đầu thai vào lần khác. Đối với người Hoa, việc
thờ cúng tổ tiên và các loại ma nhà rất được coi trọng. Cùng
với quan niệm vạn vật hữu linh trước đây với những nét riêng
ở từng địa phương, từng nhóm người, họ chịu ảnh hưởng sâu
sắc của những quan niệm Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo... Trong thôn xóm có các đền
chùa, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần đá, thần núi, thần
sông, các vị thần bảo hộ cho cộng đồng, và
thờ những người có công khai phá đất đai. Người Hoa vốn có một nền
văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất
là các làn điệu dân ca. Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình
thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa
chuộng... Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của
trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến,
chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm
thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững
giống nòi. Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước. |
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |