Trang trước   || MỤC LỤC ||   Trang sau

 
         

DÂN TỘC TÀY

Dân tộc Tày là một cộng đồng người nói ngôn ngữ Tày-Thái, có dân số l.196.342 người, đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta. Địa bàn cư trú chính của họ tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyến Quang, Hà Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vnh Phúc, Hoàng Liên Sơn và Sơn La?

Từ năm 1954 và nhất là sau năm 1975, có một bộ phận người Tày di cư vào các tỉnh phía Nam, trong đó có trên 6.605 người Tày vào Lâm Đồng. Đến nay l0-1997) số đó đã lên tới 8.9 13 người. Địa bàn cư trú tập trung nhất tại xã Tùng Nghĩa, huyện Đức Trọng và một số huyện khác...

Nguồn sống chính của người Tày là nông nghiệp, ruộng nước. Nền nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao. Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh. Đó cũng là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Tày.

Việc trồng bông dệt vải và nuôi tằm từ lâu đã phát triển, không những đáp ứng nhu cầu của từng gia đình, mà còn được bán ở những chợ tại địa phương. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, dê trở thành nguồn thu nhập phụ có giá trị kinh tế cao...

Các nghề thủ công gia đình như đan lát đồ dùng gia đình bằng mây, tre, lá; rèn công cụ, nghề mộc và nghề gốm, đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương...

Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản có từ hai mươi đến một trăm nóc nhà. Nhiều bản hợp lại thành một mường tương đương với một xã.

Bản (làng) của người Tày được xây dựng ở những chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng. Nhiều bản làng) có lũy tre xanh bao bọc xung quanh.

Tính cộng đồng của bản (làng) xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày...

Nhà truyền thống của dân tộc Tày là nhà sàn. Xưa kia, nhà sàn được sử dụng một cách tổng hợp, bên trong gồm hai phần : phần trong và phần ngoài, gặn với nó là tập quán của gia đình. ở những gia đình khá giả, nhà sàn được xây dựng bằng gỗ tết có ván bưng xung quanh và lót sàn, mái lợp ngói , trông rất khang..trang. Hiện nay, nhà gạch được xây dựng ngày càng nhiều?

Về trang phục truyền thống, nam cũng như nữ chủ yếu mặc quần áo màu chàm. Quần lá tọa, áo năm thân. Nữ thường chít khăn mỏ quạ, buộc thắt lưng, đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc và có khuyên tai bằng vàng. Một số phụ nữ Tày khi ra chợ thường mang túi vải có thiêu hoa. Hiện nay, cách trang phục như thế chỉ còn thấy trong những ngày tết hoặc các ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc.

Thường ngày, đồng bào Tày ăn cơm tẻ, nếp chỉ dùng làm bánh dày hoặc đồ xôi vào dịp lễ, tết. Rượu và chè (trà), là hai thứ uống tương đối phổ biến ở người Tày.

Xã hội người Tày, đã phát triển, nhưng không đều. ở nhiều nơi, sự phát triển các quan hệ phong kiến còn ở mức thấp. Tổ chức xã hội truyền thống kiểu ''quẳng'' hay ''thổ ty'' đã ra đời khá sớm và tồn tại cho đến trước cách mạng Tháng Tám 1945. Tò chức xã hội này của người Tày trước đây, thường được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng. Nhiều ''quằng'', đã trở thành những người thân cận của triều đình ĐạiViệt và thường được phong tước cao như: ''Khuông Bình Chương Sự', ''Đại tướng quân'', ''Thượng tướng quân'', ''Thượng thư ''v.v...

Đặc điểm của chế độ thổ ty là sự cai trị cha truyền con nối, nắm quyền sở hữu đất đai và các nguồn lợi tự nhiên tại địa phương, có thẩm quyền thực thi chế độ phân bổ đất đai và thu lợi. Ruộng đất thường được chia thành nhiều loại khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của thổ ty, từ việc nhỏ đến việc lớn... hình thức bốc lột quần chúng nhân dân lao động, thường là lao dịch và cống phẩm, bên cạnh đó là nô lệ gia đình...

những nơi khác, các quan hệ kinh tế- xã hội, đã phát triển hơn, đưa đến sự phân hóa giai cấp khá rõ rệt gần giống như người Việt. Tổ chức hành chính được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ như mọi vùng khác của đất nước.

Đời sống tinh thần truyền thống của người Tày có nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh cần phát huy. Tuy nhiên, trong đó cũng có những yếu tố đã trở nên lạc hậu cần có phương thức thích hợp để từng bước xóa bỏ...

Những yếu tố tích cực được thể hiện trong văn học - nghệ thuật dân gian. Trước hết đó là loại truyện cổ thường đề cập đến nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn những người đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, và nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội đương thời...

Nhiều truyện cổ, ca dao, dân ca, nêu cao vai trò của lao động, ngợi ca nhân nghĩa, lòng chung thủy và đề cao tài năng, trí tuệ của con người...

Ngày nay, người Tày đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh Lâm Đồng ngày một văn minh, giàu đẹp...

 

Trang trước   || MỤC LỤC||   Trang sau