Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |
|
SINH HOẠT KINH TẾ - ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT Từ thiên niên kỷ thứ II
trước Công nguyên, người Kinh đã biết canh tác lúa nước. Kỹ thuật
dùng cày (lưỡi cày bằng đồng thau) để xới đất đã trở thành phổ
biến từ nửa sau thiên niên kỷ thứ I, trước Công nguyên. Những công
trình chống lũ lụt và thủy lợi tiêu biểu là những con đê bằng
đất sét, đá đắp cạp theo đôi bờ những dòng sông mới
chảy qua địa vực của mình cũng đã được xây dựng từ lâu đời. Người Kinh là một dân tộc
trồng lúa nước, thâm canh hoa mụàu và làm thủy lợi, có nhiều kinh
nghiệm. Họ đã giải quyết được các khâu kỹ thuật để
thâm canh, tăng vụ với nhiều v lúa và hoa màu trong một năm. Những
con đê lực lưỡng có độ dài tổng cộng hàng nghìn cây số như hiện
nay còn thấy ở lưu vực sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái
Bình, sông Mã, sông Lam v.v... đã được cộng đồng cư dân người
Kinh hoàn chỉnh từ thế kỷ XV.
Không
chỉ thành thạo trong nông nghiệp, người Kinh còn là một dân tộc rất
khéo tay về thủ công nghiệp, với những nghề chính như: chế biến lương
thực- thực phẩm (làm muối, mắm, nước mắm, đường, mật, tương,
chao,cà, nước chấm, các thứ bánh, mứt, kẹo), sản xuất đồ đất
nung (đồ gốm, sành, sứ và đồ men sứ thời Lý- Trần), làm ra các dụng
cụ gia đình (đan lát các gia cụ bằng mây, tre, lá v.v...), xây dựng
(nhà cửa, đền đài, cung điện) và làm ra các loại vật liệu xây dựng
(từ đá, đất nung, tre, gỗ lá), đồ dệt từ bông- sợi, tơ tằm, rèn
đúc kim loại với các công cụ đồ dùng, đồ trang sức và vũ khí
v.v...
Trên
cơ sở những sáng tạo và tiến bộ của phức hợp kỹ thuật nông nghiệp-
thủ công nghiệp nói trên, cộng đồng người Kinh đã ổn định từ
trong lịch sử một đời sống vật chất truyền thống của mình, bằng
những bữa ăn hàng ngày với lương thực chính là gạo tẻ, cùng với
các loại thực phẩm như cá, mắm, tương, cà và các loại rau. Trong
những bữa cỗ ngày giỗ, ngày tết có xôi nếp, bánh chưng, bánh tét,
bánh giày, thịt gà, thịt heo và rượu.
Về
kiến trúc những ngôi nhà để ở, có kết cấu bộ khung sườn và hệ
thống các vì kèo, tre, gỗ đặc sắc dựng trên nền
đất ''vượt thổ" trong khuôn viên của khu vườn nhỏ có giếng nước,
ao nhà, làm tăng thêm nét hài hòa, đầm ấm.
Về
trang phục truyền thống, từ những bộ trang phục khởi đầu mang đặc
trưng của chiếc váy đàn bà và chiếc khố đàn ông về sau phát triển
thành bộ xiêm- áo phụ nữ và quần áo cánh của nam giới mặc thường
ngày, cộng thêm chiếc áo dài tứ thân mớ ba mớ bảy cho phụ nữ, áo
chùng thâm cho nam giới hài hòa với chiếc khăn vấn tóc, nón che
đầu trong những ngày lễ hội v.v...
Bảo
tồn và phát huy truyền thống canh tác của cư dân nông nghiệp lâu
đời, khi thiên cư đến Lâm Đồng, cộng đồng người Kinh tiếp tục
trồng lúa nước, thâm canh hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
đặc sản, rau ôn đới, trồng hoa, dâu tằm và cây dược liệu với kỹ
thuật thâm canh khá cao là một nguồn thu nhập chính yếu của cư dân
người Kinh ở Lâm Đồng. Những vườn ran ôn đới, đồi chè, cánh
đồng dâu, vườn cà phê rộng lớn ở Di Linh, Bảo
Lộc là sản phẩm lao động cụ thể của họ. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi gia đình, các nghề thủ công nghiệp
như nghề mộc, rèn, đan lát, thêu ren và thương nghiệp- dịch vụ ở
Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các thị trấn, các huyện
lỵ và các điểm dân cư mang tính chất đô thị tại địa phương cũng
là những hoạt động kinh tế khá quan trọng của cộng đồng người đa
số ở Lâm Đồng. Các chợ như Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương,
Tùng Nghĩa, Lạc Dương, Đạ Tẻh, Đạ Huoai v.v... là do cư dân người
Kinh cùng các dân tộc khác góp công xây dựng nên. Có thể nói rằng các thôn
ấp trồng lúa nước, thâm canh hoa màu, cây ăn quả đặc sản, trồng
rau ôn đới, trồng trà, cà phê, dâu tằm, ar- ti- sô, canh- ki- na, các
chợ búa của cư dân người kinh ở đây, từ lâu, đã có một tác
động kinh tế- xã hội cổ truyền của đồng bào Mạ, Cơ Ho, Chu Ru,
Raglai và M'nông tại địa phương. Đó là những mô hình kinh tế- xã
hội cụ thể, trực quan, sống động, gần gũi cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở Lâm Đồng tham quan, học tập bắt chước làm theo từng bước
đổi mới và phát triển các phương thức sinh hoạt kinh tế truyền thống
của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần ổn định và
cải thiện dần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân bản địa,
đó cũng là một sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa cư dân người
Kinh và cư dân thiểu số tại Lâm Đồng dưới chế độ mới. |
Trang trước || MỤC LỤC|| Trang sau |