| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

ăm năm qua, mặc dù trong điều kiện của một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chăm lo của các ban ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục -đào tạo tỉnh nhà được củng cố - ổn định, phát triển vững chắc, giải quyết được những vấn đề bức xúc và thực hiện được phần lớn các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ đề ra, góp phần đưa NQTW2 về giáo dục - đào tạo đi vào cuộc sống.

 Trước hết, đó là quy mô giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng và khá vững chắc. Hệ thống trường lớp từ mầm non đến chuyên nghiệp dạy nghề ổn định, phát triển hợp lý; hệ thống trường lớp ngoài quốc lập cũng tiếp tục phát triển.

Chất lượng - hiệu quả giáo dục có chuyển biến rõ nét ở các ngành học, bậc học. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.

Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ bậc học Mầm non được đầu tư chăm lo, tiến bộ rõ nét. Chất lượng giáo dục các bậc học phổ thông có nhiều tiến bộ theo yêu cầu giáo dục toàn diện, hiệu quả đào tạo tương đối khá so với mặt bằng chung toàn quốc và có sự vượt trội so với các tỉnh trong khu vực; bậc tiểu học đạt 72,5%, Trung học cơ sở 64,5%, Trung học phổ thông 70,7%.

Đặc biệt, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp tiếp tục được chăm lo và đạt kết quả khả quan, gần 1000 học sinh giỏi cấp tỉnh, 351 học sinh giỏi quốc gia.

Việc phát triển tin học - ngoại ngữ, dạy nghề cho học sinh trung học được mở rộng. Tính đến nay, Lâm Đồng đã cơ bản phủ kín ngoại ngữ ở bậc trung học (Trung học cơ sở : 94,6%, Trung học phổ thông: 100%), gần 49% học sinh trung học được học tin học. Chất lượng Bổ túc văn hóa, dạy nghề, đào tạo sư phạm tiến bộ trong vài năm gần đây.

Mặt bằng dân trí của tỉnh được xác lập ở trình độ phổ cập giáo dục tiểu học. Công tác phổ cập Trung học cơ sở tuy còn không ít khó khăn nhưng cũng đã có bước khởi đầu khá tốt.

Năm năm qua, giáo dục vùng dân tộc và các địa bàn khó khăn tiếp tục phát triển nhanh, cơ bản duy trì được sự ổn định. Quy mô không ngừng phát triển, đội ngũ thầy cô giáo và cơ sở vật chất được ưu tiên đầu tư; chất lượng từng bước được nâng lên; các trường, lớp dân tộc nội trú được chăm lo đầu tư, củng cố và mở rộng. Chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời; điều kiện sinh hoạt của giáo viên ở một số địa bàn vùng sâu đang từng bước được cải thiện.

Giờ học ngoại khoá ở Trường Trung học 
Dân tộc Nội trú Lâm Đồng
NH : HHN

Công tác xây dựng đội ngũ được tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ và đạt kết quả tốt, đảm bảo nhu cầu giáo viên cho phát triển giáo dục, chăm lo đào tạo - bồi dưỡng để nâng dần cả về tư tưởng cũng như chuyên môn nghiệp vụ, theo hướng chuẩn hóa đội ngũ công chức và trên chuẩn; chăm lo giải quyết khá tốt chế độ chính sách, thu hút ưu đãi giáo viên vùng sâu, vùng khó khăn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ - giáo viên và công tác phát triển Đảng trong ngành ngày càng tiến bộ. Nhiều cán bộ - giáo viên được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều chi bộ trường học đạt trong sạch vững mạnh. Việc nâng cao chất lượng để có đội ngũ Hồng thắm - chuyên sâu là nét khởi sắc của ngành; nhiều anh chị em làm việc tận tụy, thầm lặng, trong đó có nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, nỗ lực khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Năm năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh và có hiệu quả, huy động ngày càng nhiều nguồn lực đóng góp cho giáo dục-đào tạo, thể hiện sự tiến bộ rõ nét trong công tác xây dựng  cơ sở vật chất  kỹ thuật trường học.

Giờ học thực hành. NH : TM

 Toàn tỉnh đã huy động hơn 70 tỉ đồng xây dựng, tu sửa  cơ sở vật chất trường học (nhân dân đóng góp hơn 50%); góp phần làm cho cơ sở trường lớp được nâng lên, xóa phòng học tạm thời; các loại hình trường lớp cũng đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Công tác quản lý - chỉ đạo đã từng bước tiếp cận yêu cầu đổi mới, năng động và đạt hiệu quả hơn. Nền nếp - kỷ cương trong ngành được giữ vững và có chuyển biến tích cực.

Phong trào thi đua Hai tốt ngày càng đi vào nền nếp và tiếp tục phát huy tác dụng tốt, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học.  Năm năm liên tục từ 1996 đến nay ngành Giáo dục - đào tạo Lâm  Đồng được khen thưởng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu. Đặc biệt, năm học 1999-2000, Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh được Bộ tặng cờ thi đua xuất sắc Đơn vị dẫn đầu, trong đó tiêu chí phát triển giáo dục Dân tộc và các địa bàn khó khăn dẫn đầu toàn quốc.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh giáo dục - đào tạo tỉnh nhà hôm nay, có thể nói rằng: Trong sự chăm lo, quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ Giáo dục - đào tạo, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành và nhân dân 

trong tỉnh, với sự nỗ lực cố gắng của các cấp quản lý giáo dục và cán bộ - giáo viên - công nhân viên, năm năm qua, các Nghị quyết của Đảng về giáo dục - đào tạo đã đi vào cuộc sống và thu được kết quả đáng khích lệ. Đó là sự chuyển biến mạnh mẽ và khá rõ nét trong nhận thức, trong hành động thực tiễn của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, của mỗi người đã và đang vì giáo dục - cùng với giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp Giáo dục - đào tạo tỉnh nhà tiếp tục ổn định và phát triển tốt.

Kết quả đạt được là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên không phải không còn những hạn chế cần tiếp tục tập trung giải quyết. Đó là sự bất cập giữa quy mô phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục; đó là việc nâng cao chất lượng - hiệu quả giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng khó khăn; khả năng và điều kiện phát triển công tác đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực; cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy; chấn chỉnh nền nếp - kỷ cương trong quản lý hành chính, chuyên môn; khắc phục hạn chế lệch lạc, tiêu cực trong dạy thêm - học thêm.

Nhận thức và đánh giá đúng thực trạng của ngành hôm nay, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quán triệt tinh thần Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII) về chấn hưng giáo dục nước nhà theo hướng: giáo dục -đào tạo phải phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cùng với giáo dục cả nước, giáo dục Lâm Đồng phải tiếp tục điều chỉnh, đổi mới phương pháp giáo dục -đào tạo, cơ cấu hệ thống trường lớp, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu đội ngũ và học sinh... nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực, con người mới từ nhà trường để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển của đất nước và địa phương, sẽ được Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VII đề ra. Đó chính là phương hướng giáo dục những năm đầu thế kỷ XXI, chuẩn bị cho Việt Nam tiếp cận và chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức.

HỌC SINH CÁC CẤP PHỔ THÔNG VÀ MẪU GIÁO

LÝ QUANG NHẪN

Giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo Lâm Đồng

| Trang trước  | Mục lục | Trang sau |

Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm Đồng
Số 02 Hoàng Văn Thụ Đà Lạt; ĐT: 820352; Email: skcmld@hcm.vnn.vn