Trang trước Mục lục Trang sau  

Hai giống chè lai LDP1 và LDP2 cho năng suất cao. Việc nghiên cứu đặc tính sinh hóa và công nghệ chè cho thấy hai giống chè này dùng để chế biến chè đen và chè xanh đều cho chất lượng khá. So với đối chứng là chè Trung du (TD) thì LDP1 và LDP2 dùng để chế biến chè xanh chất lượng tương đương nhưng để chế biến chè đen thì LDP1 và LDP2 cho chất lượng tốt hơn.


ai dòng chè LDP1 và LDP2 được lai tạo và tuyển chọn từ thế hệ F1 của nhiều tổ hợp lai thuận và nghịch (ĐBT x PH1; PH1 x ĐBT). Năm 1998 việc giám định cho thấy 2 giống này có năng suất cao và chất lượng tốt nhất, đã thể hiện được tính ưu việt của bố mẹ, như LDP1 cây mẹ là giống đại bạch trà (ĐBT) có chất lượng cao, hương thơm khá, bố là giống chè PH1, có năng suất cao. Tháng 1 năm 1993, hai dòng chè LDP1 và LDP2 được Hội đồng khoa học kỹ thuật Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thông qua cho khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu về năng suất cho thấy LDP1 và LDP2 6-7 tuổi có năng suất cao, đạt đến 8,5- 8,9 tấn/ha, lá xanh, đọt nhỏ, trọng lượng đọt trung bình. Vì vậy việc nghiên cứu đặc tính sinh hóa và công nghệ đọt chè LDP1 và LDP2 là việc làm cần thiết để phục vụ việc xây dựng qui trình công nghệ chế biến sản phẩm có chất lượng cao từ các giống chè này.

I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nguyên liệu

để nghiên cứu đặc tính sinh hóa, chúng tôi lấy đọt chè búp 2 lá theo từng tháng của thời vụ, xử lý bằng hơi nước, sấy khô ở nhiệt độ 70o nghiền qua rây 0,5 mm để làm mẫu phân tích. Riêng xác định thủy phần, lấy đọt chè búp 3 lá theo từng đợt sinh trưởng lấy số liệu trung bình của từng tháng. Nghiên cứu thành phần cơ giới và sắc tố lấy mẫu búp 3 lá phân tích ngay vào thời kỳ đầu, giữa và cuối vụ.

để nghiên cứu về công nghệ chúng tôi lấy nguyên liệu chè loại B (< 18% lá bánh tẻ) để chế biến chè xanh, chè đen bán thành phẩm (BTP) và đánh giá cảm quan.

2. Phương pháp nghiên cứu

để xác định các chỉ tiêu sinh hóa chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hóa học và sắc ký như tanin theo Levental với hệ số k = 0,00582; chất hòa tan - voronxop 1946; thành phần catesin - zaprometop 1958; sắc tố - xaponikop 1959...

Công nghệ chè xanh, chè đen được nghiên cứu trên dây chuyền thiết bị Trung Quốc tại xưởng chế biến thực nghiệm của Viện nghiên cứu chè

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc tính nguyên liệu đọt chè

a) Xác định hàm lượng nước trong đọt chè

Nước chiếm khối lượng lớn trong lá chè, là môi trường hoạt động sống của tế bào - tổng hợp, thủy phân cũng như biến đổi sinh hóa trong kỹ thuật chế biến chè. Trong lá chè chứa đến 75-80% nước, chất khô chiếm từ 20-25%. Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy hàm lượng nước của giống lai LDP1 và LDP2 chiếm 77,47-77,69% nhỏ hơn giống Trung du (TD) từ 1-1,2%. Hàm lượng nước trong lá ở vào đầu vụ lớn hơn cuối vụ (bảng 1).

BẢNG 1: HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG ĐỌT CHÈ BÚP 3 LÁ

Tháng

Giống

4

5

6

7

8

9

10

Trung bình

LDP1

78,45

78,26

78,23

77,41

76,27

78,28

76,96

77,69 ? 0,31

LDP2

77,63

77,95

78,29

76,72

77,08

77,70

76,97

77,47 ? 0,21

TD

78,35

78,57

79,05

79,05

77,81

79,17

78,17

78,69 ? 0,24

b) Xác định thành phần cơ giới đọt chè

Nghiên cứu thành phần cơ giới đọt chè có 1 ý nghĩa quan trọng trong việc chọn tạo giống cũng như công nghệ chế biến có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Từ số liệu bảng 2 cho thấy các cặp lai LDP1 và LDP2 đã thể hiện tính ưu thế của bố mẹ nên tỷ lệ cuộng lá 1 và lá 2 đạt xấp xỉ với giống chè Trung du, khắc phục được tỷ lệ cao của giống PH1 và đạt từ 26-27% trọng lượng đọt. Tỷ lệ búp lá 1, lá 2 của cặp lai đạt 37,1- 35,9%, trung bình 36,5% so với giống TD đối chứng chỉ bằng 96% trọng lượng búp 1-2 lá.

BẢNG 2: THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐỌT CHÈ BÚP 3 LÁ NON

Thành phần đọt

Giống

Búp

Lá 1

Lá 2

Lá 3

Cuộng

Trọng lượng 1 đọt

LDP1

4,60

10,30

22,20

36,90

26,80

0,93

LDP2

4,60

10,20

21,00

36,80

27,40

0,94

TD

4,50

10,48

22,97

34,89

27,16

0,91

c) Xác định hàm lượng chất tanin và chất hòa tan

Tanin và chất hòa tan (CHT) là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nguyên liệu và chè thành phẩm. Tanin không những có hàm lượng cao nhất mà là thành phần hóa học quan trọng trong lá chè. Trong quá trình chế biến, tanin tham gia vào quá trình oxy hóa khử để tạo nên hương vị, màu sắc đặc trưng của chè sản phẩm. Còn chất hòa tan là bao gồm tất cả các chất tan trong nước, trong đó phần lớn là lượng tanin tan và quyết định độ chát của nước chè, cho nên lượng tanin càng cao làm cho chè có vị chát mạnh. Từ số liệu bảng 3 cho thấy hàm lượng tanin tăng dần từ đầu vụ, đến giữa vụ và giảm dần về cuối vụ và đạt 32,87% và 33,46% tanin; 41,39% và 41,91% chất hòa tan. Hàm lượng tanin của cặp lai nhỏ hơn trung du đối chứng khoảng 1,9- 2,47% (bảng 3).

BẢNG 3: HÀM LƯỢNG TANIN VÀ CHẤT HÒA TRONG ĐỌT CHÈ BÚP 2 LÁ (% CK)

Tháng

LDP1

LDP2

TD

Tanin

CHT

Tanin

CHT

Tanin

CHT

5

32,93

45,70

32,04

45,0

33,69

45,10

6

33,21

39,36

33,86

39,14

35,37

42,24

7

35,21

42,24

35,12

41,36

37,42

43,72

8

35,27

42,47

34,52

43,52

37,58

44,34

9

31,80

40,80

34,64

43,29

35,72

42,30

10

31,31

39,81

32,53

41,08

34,22

42,19

11

30,31

39,50

31,53

39,98

33,52

41,29

TB

32,87

41,39

3

ĐOÀN HÙNG TIẾN
TRỊNH VĂN LOAN
Viện nghiên cứu chè

  Trang trước Mục lục Trang sau