Trang trước Mục lục Trang sau  

 

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của một số giống chè Việt Nam sinh trưởng trong điều kiện của Apkhajia sau hơn 30 năm di thực, có đối chứng là giống Grujia chọn lọc không những để khẳng định khả năng di thực và tính ưu việt của giống chè Việt Nam mà còn giúp cho việc khu vực hóa và xác định cơ cấu giống chè hợp lý ở vùng cao của Việt Nam.

háng 6/1991 một số giống chè Việt Nam gồm: Shan, Trung du, Shan tham vè và Assamica đã đưa sang trồng ở nước cộng hòa tự trị Apkhajia, nơi có nhiệt độ bình quân năm 14- 15oC, độ cao so với mặt biển 200- 250M. Sau 30 năm khảo nghiệm chúng đã biểu hiện một số chỉ tiêu hình thái, đặc tính sinh học tốt hơn các giống chè địa phương. Kết quả nghiên cứu 1990-1993 của chúng tôi đã xác nhận những đặc tính ưu việt các giống chè Việt Nam sinh trưởng trong điều kiện Apkhajia khi so sánh với 3 giống chè phổ biến nhất của địa phương: Kôn khít da 257, Grujia số 1, Grujia số 8 cùng tuổi.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc trưng hình thái của những giống chè Việt Nam và giống Grujia chọn lọc

Đặc trưng hình thái cây chè biểu hiện phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện sinh thái và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Những biến chủng chè có nguồn gốc từ phương nam (4 giống chè Việt Nam) sinh trưởng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khi gieo trồng trong điều kiện á nhiệt đới, có tuyết về mùa đông, chúng đã biểu hiện hàng loạt các đặc tính mới: Thay đổi ngoại hình, sinh trưởng sinh thực chậm hơn, xuất hiện các đặc điểm sinh học về đặc trưng bảo vệ, bảo toàn chủng giống và khả năng phục hồi các bộ phận trong trường hợp thay thế những phần bị già cỗi hoặc bị chết bởi ngoại cảnh.

Kết quả nghiên cứu những giống chè Việt Nam thuộc nhóm thân bán gỗ, sinh trưởng theo hướng tăng chiều cao, phân biệt rõ thân chính và cành bên khi đã đạt được độ cao nhất định từ mặt đất. Các giống chè Grujia chọn lọc thuộc nhóm thân bụi, chúng khác biệt bởi nhịp độ sinh trưởng chậm hơn và sự phân cành bắt đầu ngay từ vùng cổ rễ sát mặt đất. Các giống chè Việt Nam phân cành ở thể xiên, góc độ phân cành khoảng 45o so với thân chính, những giống chè Grujia thế lá đứng, tán hẹp, số đôi răng cưa, gân lá không thay đổi so với điều kiện ở Việt Nam. Hình dạng lá các giống chè Việt Nam vẫn giữ những đặc trưng của giống khởi thủy ban đầu. Điểm khác biệt chủ yếu khi di chuyển sang vùng á nhiệt đới các giống chè Việt Nam đều tăng bề dày lá, tăng độ lồi lõm bề mặt lá.

2. Đặc điểm hình thành chồi tự nhiên và chất lượng chồi của các giống chè

Mùa thu hoạch chè trong điều kiện Apkhajia bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 khi có tuyết rơi. Vào đầu vụ tốc độ sinh trưởng ở các giống chè Việt Nam chậm hơn các giống chè Grujia chọn lọc, đến cuối tháng VI, đầu tháng VII chúng bắt đầu sinh trưởng mạnh và kéo dài đến khi tuyết rơi (cuối tháng X). Các giống chè Grujia chọn lọc sinh trưởng mạnh ngay từ đầu vụ và kết thúc sinh trưởng sớm hơn so với các giống chè Việt Nam khoảng 18- 22 ngày.

BẢNG1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỒI TỰ NHIÊN CÁC GIỐNG CHÈ NGHIÊN CỨU (1990- 1991- 1992) (cm).

Tháng

Ngày

V

VI

VII

VIII

IX

X

Giống

15

30

15

30

15

30

14

29

13

28

13

28

Trung du

5,8

13,0

19,8

33,9

45,5

62,0

75,1

82,0

84,9

85,9

86,3

86,5

Shan tham vè

5,7

13,5

27,6

38,5

49,5

59,8

73,0

84,3

88,3

90,3

91,8

92,5

Assamica

4,9

13,5

20,5

31,5

41,2

51,2

58,9

67,0

68,9

72,2

73,4

73,9

Shan

5,5

17,6

29,9

45,0

57,1

69,7

81,3

88,4

90,4

92,1

93,8

95,3

Kon khít da 257

8,5

16,4

22,1

31,2

43,2

51,5

52,9

53,7

54,1

54,3

   

Grujia số 1

6,5

14,3

23,6

30,4

35,7

38,8

39,7

41,4

43,2

44,7

   

Grujia số 8

10,4

17,6

21,1

35,7

46,8

55,5

58,7

60,3

61,1

61,4

   

BẢNG 2. CHẤT LƯỢNG CÀNH CHÈ MỘT TUỒI LÀM VẬT LIỆU GIÂM CÀNH

Giống

Chiều dài cành (cm)

Số lá trên cành (lá)

Trọng lượng cành đã vặt lá (gam)

Trọng lượng lá/cành (gam)

Khoảng cách giữa 2 lá (cm)

Đường kính cành (mm)

Trung du

102,2

23,0

49,6

38,0

5,0

5,1

Shan tham vè

114,0

21,1

53,7

42,5

6,2

6,2

Assamica

83,6

20,3

42,0

36,0

5,7

5,2

Shan

104,4

20,3

47,6

35,8

6,7

6,4

Konkhít da 257

65,8

18,3

15,6

21,9

5,0

4,7

Grujia số 1

55,4

18,0

13,2

14,0

4,4

3,9

Grujia số 8

70,2

20,0

29,3

18,6

4,9

4,7

Số liệu bảng 2 cho thấy: Độ dài cành chè, khoảng cách giữa các lá/cành ở các giống chè Việt Nam hơn hẳn các giống chè Grujia chọn lọc. Đường kính cành chè ở tất cả các giống nghiên cứu dao động có qui luật tương tự như độ DÀI LÓNG CHÈ. SỐ LÁ/CÀNH GIỮA CÁC giống chè biến động không đáng kể, song trọng lượng lá/cành khác xa nhau. Chứng tỏ các giống chè Việt Nam có kích thước lá lớn hơn những giống chè Grujia chọn lọc.

3. Đặc điểm ra hoa, hình thành quả của các giống chè nghiên cứu

BẢNG 3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỤ, NỞ HOA CỦA CÁC GIỐNG CHÈ NGHIÊN CỨU (1990- 1992).

Giống

Bắt đầu hình thành nụ

Thời gian ra nụ

Bắt đầy ra hoa

Ra hoa rộ

Kết thúc nở hoa

Thời gian bắt đầu hình thành nụ đến kết thúc ra hoa (ngày)

Trung du

11/VII

2/X

26/X

22/XI

17/XII

154

Shan tham vè

11/VII

17/X

27/X

24/XI

17/XII

154

Assamica

17/VII

22/IX

17/X

12/XI

12/XII

143

Shan

12/VII

24/IX

12/X

20/XI

20/XII

156

Kon khít da 257

25/VI

22/VIII

23/VIII

17/X

5/XII

159

Grujia số 1

27/VI

27/VIII

12/IX

18/X

1/XII

152

Grujia số 8

27/VI

25/VIII

10/IX

18/X

3/XII

154

Các giống chè Việt Nam bắt đầu hoạt động sinh thực muộn hơn các giống chè Grujia chọn lọc 45-50 ngày. Thời kỳ ra nụ rộ ở các giống chè Việt Nam từ 22/IX- 17/X, ở các giống chè Grujia chọn lọc quan sát thấy từ 22-27/XII tức là muộn hơn 30-50 ngày. Thời kỳ nở hoa rộ các giống chè Việt Nam chậm hơn các giống địa phương 30-37 ngày. Đến cuối tháng XI đầu tháng XII khi nhiệt độ xuống thấp, có tuyết rơi, mọi hoạt động cây chè đều ngừng hẳn. Thời gian từ bắt đầu hình thành nụ đến khi kết thúc ra hoa giữa các giống chè biến động không đáng kể.

BẢNG 4. NĂNG SUẤT HẠT CÁC GIỐNG CHÈ VIỆT NAM VÀ GRUJIA CHỌN LỌC

Giống chè

Số quả/1 cây (quả)

Trọng lượng quả/ 1 cây (gam)

Trọng lượng hạt/1 cây (gam)

Tỷ lệ hạt/ quả (%)

Trọng lượng hạt đủ tiêu chuẩn/cây (g)

Tỷ lệ hạt đủ tiêu chuẩn (%)

Trung du

54

327

179

54,7

155

87,0

Shan tham vè

15

102

60

58,7

47

78,0

Assamica

159

1417

733

55,3

683

93,0

Shan

110

990

558

56,4

497

89,0

Konkhít da 257

158

991

576

58,1

463

80,0

Grujia số 1

194

1241

697

56,2

593

85,0

Grujia số 8

149

893

458

54,6

373

81,0

Số liệu bảng 4 cho thấy: các giống chè Việt Nam cho năng suất quả và hạt thấp hơn các giống Grujia chọn lọc. Số quả/1 cây ở giống Trung du: 54 quả, Shan tham vè 15 quả, giống Grujia số 1: 194 quả. Trong số các giống chè Việt Nam chỉ có gống Assamica cho số lượng quả cao hơn (159 quả). Tỷ lệ hạt/ quả ở các giống đạt mức trung bình 54,6- 58,7%, tỷ lệ hạt đủ tiêu chuẩn gieo trồng (đường kính trên 1cm) đạt 80- 93% so với tổng trọng lượng hạt thu hoạch.

KẾT LUẬN

Sau 30 năm sinh trưởng trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới điển hình, nhiệt độ thấp, có tuyết về mùa đông, các giống chè Shan Việt Nam vẫn bảo tồn được đặc trưng giống khởi đầu. Những đặc tính sinh học, nhịp điệu sinh trưởng ưu việt hơn các giống chè phổ biến ở địa phương, thời gian bắt đầu sinh trưởng sinh thực muộn hơn, khả năng kết hạt kém hơn so với trồng ở Việt Nam và những giống chè địa phương chọn lọc ở Apkhajia. Những kết quả nghiên cứu trên đây góp phần làm cơ sở cho việc khu vực hóa, xác định cơ cấu giống chè hợp lý ở vùng cao của Việt Nam có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân trong năm thấp.

PTS. NGUYỄN VĂN TẠO
PTS. NGUYỄN MINH HIẾU
Viện nghiên cứu chè

Biên tập: Nghiêm Phú Ninh

  Trang trước Mục lục Trang sau