![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung chính | Trang trước | Mục lục | Trang sau | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tư liệu điều tra và phân tích trong bài này, dựa vào hiện trạng quan hệ dòng họ và hôn nhân của người Chil và người Lạt, tại hai xã Kinplanhom Hạ và xã Lát ở huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng năm 1982(83). Theo sự thống kê của chúng tôi, nhìn chung trong toàn xã Kinplanhon người Chil có 26 hộ tất cả và được phân bố trong 5 thôn (Đạ Chái, Đađum, Đarhoa, Hangdroi và Tiêng Liêng). Trong các họ này, có một số họ chiếm số đông dân cư trong dân cư ở các thôn. Ví như họ Kosă là họ có dân số đông, chiếm tỷ lệ 26,06% trong toàn Thôn Đạ Chái và phân bố hầu hết trong bốn thôn trừ thôn Tiêng Liêng (Tiêng Liêng theo tiếng địa phương là thôn có thanh đá kêu). Họ Chil chiếm hơn 16% dân số. Sau đây là số liệu các dòng họ được phân bố trong các thôn của xã Kimplanhon Hạ. Sự phân bố dòng họ trong các thôn của xã Kinplanhon Hạ (Số liệu điều tra đầu năm 1982)
Qua bản thống kê tổng số họ trong xã Kinplanhon Hạ, chúng ta có thể nhận thấy số hộ tập trung ở thôn Đađum (15 họ), thôn Tiêng Liêng (17 họ) và thôn Đarhoa (16 họ). Thôn Hangdroi là thôn có số họ ít nhất (12 họ) và thôn Đạ Chái cũng có nhiều họ (14 họ). Tất cả những số họ phần lớn là số chẵn (12, 14, 16), trường hợp có họ lẻ là có sự xen kẽ với một số họ của người Lạt (họ làm việc ở thôn Tiêng Liêng...). Điều đó chứng minh về cơ cấu lưỡng hợp có thể còn thấy được trong các nhóm người Chil. Ở thôn Đạ Chái, họ đông nhất là các họ: Konsar (135 người), Chil (87 người), Đazur (50 người) và Konsơr (51 người). Ở thôn Đađum đó là các họ Konsơr (147 người), Konsar (98), Chilyú (96), Kơsă (93). Ở thôn Đarhoa, số họ đông nhất là Konsơr (101 người), Sơ Ao (89), Chil (65). Thôn Hăngdroi các họ đông nhất là Lơmu (340 người), Krazanh (220 người), Kơsă (111 người), Thôn Tiêng Liêng có họ Konsơr (156 người), Bondưng (78 người), Liêng hót (45 người). Trong năm thôn của xã Kinplanhon Hạ, chỉ có hai thôn là thôn Đarhoa và Hăngdroi, số nam giới ưu thế hơn nữ giới (Đarhoa nam 219/nữ 151, Hăngdroi nam 557/ nữ 533). Ngược lại, các thôn khác số nữ chiếm ưu thế hơn nam (Đạ Chái nữ 269/249 nam), Đađum nữ 288/285 nam). Đặt biệt, thôn Đarhoa và Hăngdroi số nam giới cao hơn nữ giới theo một tỷ trọng tối đa. Quá trình kết hôn trong người Chil ở Kinplanhon Hạ diễn ra theo luật tục nghiêm cấm việc kết hôn cùng một họ. Đồng bào cho rằng nếu hai người cùng họ lấy nhau sẽ bị trời phạt, đất sụt, mưa lớn, lụt lội, thiên tai và mất mùa. Tóm lại, việc kết hôn cùng một dòng họ theo luật tục người Chil, là một tội phạm lớn nhất đối với dòng họ và xã hội. Trường hợp này tùy theo quan hệ ít nhiều giữa đôi trai gái phạm luật, phải phạt vạ rất nặng nề (Sơ kaubon) như phạt trâu trắng, bò trắng, dê trắng, gà trắng... và nhiều ché rượu cần. Những thú vật như trâu trắng, bò trắng... là những thứ rất khó tìm trong thực tế. Ở một số nơi tục phạt vạ còn buộc đôi trai gái vi phạm luật tục chui qua bụng các con vật hiến sinh 7 lần, ăn cơm trong máng heo, dê, nghe nhìn những người trong làng ăn thịt và răn dạy. Xã Lát huyện Lạc Dương là một xã tập trung đa số người Lạt ở tỉnh Lâm Đồng. Người Lạt và người Chil có nhiều quan hệ về tộc người rất gần gũi nhau. Sự gần gũi này chúng ta cũng có thể nhận thấy được trong các dòng họ. Sự phân bố dòng họ trong một số thôn ở xã Lát
Qua bản thống kê trên chúng ta thấy tình hình dòng họ và dân số ở xã Lát có những đặc điểm khác với Kinplanhon ở một điều rất cơ bản. Đó là dân số nữ trong các họ tăng trưởng hơn nam giới, trong tất cả các địa phương. Không có một thôn nào nam giới tăng trưởng hơn nữ giới như kinplanhon. Đặc biệt là tình hình tăng trưởng nam giới một cách tối đa. Mặt khác, ta thấy số họ tập trung đông ở hai thôn Bnơr A và Đănggiađit B, còn thôn Hăng Hơt số họ chỉ chiếm hơn 1/2 tổng số họ so với hai thôn trên. Trong các họ của người Lạt có nhiều họ cùng họ với người Chil. Sau đây là sự đối chiếu so sánh. Chil Lạt 1- Bondưng 1- Bondưng 2- Chil 2- Chil 3- Lơmu 3- Lơmu 4- Liêng hot 4- Liêng hot 5- Rơ ô 5- Rơ ô 6-Klong 6- Klong 7-Krazanh 7- Krazanh Nhưng có những họ đặc biệt trong người Chil mà người Lạt không có. Đó là các họ : 1- Kosă, 2- Konsar, 3- Dưngur, 4- Adat. 5- Sơ ao, 6- Sơnơr, 7- Kpnsơr, 8- Lâm Viên. Ngược lại, có nhiều họ trong người Lạt mà người Chil hoàn toàn không có. Đó là họ 1) Păng ting, 2) Rglê, 3) Đagoout, 4) Mbon, 5) Bontô. Ngoài ra trong người Lạt ta còn thấy một số họ thường gặp ở người Kơho (Srê). Đó là họ Kơ (K') và K'Tol, Kơlong... Những tư liệu cho ta thấy, về mặt cơ cấu dòng họ trong các thôn ở Kinplanhon và xã Lát, người Chil và người Lạt có những quan hệ cộng đồng dòng họ đồng nhất với nhau. Đó là khía cạnh cơ bản. Mặt khác, người Lạt và người Chil cũng có nhiều dòng họ riêng biệt và ở người Lạt có cả những dòng họ thường gặp ở người Kơho. Về mặt số lượng các dòng họ ta có thể thấy tiến trình như sau:
Chil Lạt Kơho 8 họ 4 họ 3 họ
Người Chil có số họ riêng biệt nhiều hơn Lạt và không thấy có họ của người Kơho. Song ở người Lạt thì số họ riêng biệt chỉ bằng 1/2 số họ cá biệt của Chil và ở người Lạt có những họ thường gặp ở người Kơho. Điều này cho ta nhận biết được khả năng gần gũi của người Lạt với Kơho nhiều hơn là giữa người Chil và người Kơho. Tuy nhiên về đại thể các nhóm này đều thuộc cộng đồng người Kơho. Cho đến nay, hôn nhân trong người Lạt và Chil về cơ bản là hôn nhân cư trú bên nhà vợ theo tục lệ "bắt chồng". Thân phận người con trai được thể hiện trong câu tục ngữ Chil sau đây: Ở với chị thì làm người Ở với vợ thì làm tớ. Um mơ h'ru chil chao Um mơ bao chil n'đi. Câu tục ngữ này thể hiện 2 khía cạnh. Thứ nhất khi người con trai còn ở với gia đình thì ngoài mẹ, người chị có vai trò rất quan trọng đối với các em trai. Khi có vợ, thì người con trai ở với vợ trong 1 điều kiện lao động nặng nhọc và thân phận hèn kém. Trong gia đình người Chil và Lạt, vai trò người mẹ là tổ chức, sắp xếp đời sống gia đình, nuôi dạy con cái, tham gia sản xuất. Người chồng là lao động chính bảo đảm kinh tế gia đình và tham gia những công tác xã hội. Trong các gia đình này, tuy về phong tục người vợ có quyền hơn chồng. Nhưng, thực tế thì vai trò người chồng cũng đã được xác định. Vì vậy, hiện tượng cân bằng quyền lực đã diễn ra và tồn tại trong gia đình người Chil và Lạt. Đó là tình trạng gia đình trong thời kỳ quá độ tiến triển từ gia đình mẫu hệ sang gia đình phụ hệ. Ở người Chil cũng như người Lạt, quan niệm chọn chồng chọn vợ cũng biểu hiện những đặc điểm của trình độ phát triển xã hội. Ở đây điều phổ cập nhất trong tiêu chuẩn hôn nhân là lao động và nết na, còn yếu tố giàu và đẹp trở nên rất thứ yếu. Lao động là cơ sở của hạnh phúc gia đình là điều tốt của xã hội. Vì vậy bất cứ nam hay nữ, già hay trẻ đều xem lao động siêng năng cần cù là tiêu chuẩn cơ bản để chọn người yêu, thành lập gia đình. Quan niệm chọn vợ chọn chồng trong người Chil và Lạt
Trong xã hội người Chil và Lạt, người già được mọi người kính trọng. Thức ăn ngon, váy khố đẹp đều dành cho người già. Ở người Lạt cha mẹ sống từ 50 tuổi trở lên, con phải làm lễ mừng thọ lớn. Nếu lúc sinh thời vì gia cảnh nghèo cực không làm mừng thọ được, thì sau khi cha mẹ chết đến lúc có khả năng thì phải làm lễ đền ơn cha mẹ thay cho lễ mừng thọ. Những hiện tượng ly dị, ly hôn, ngoại tình, thông dâm đều bị luật tục nghiêm cấm. Do đó, các hiện tượng trên ít xảy ra trong xã hội Chil và Lạt. Trong gia đình người Chil và Lạt để lưu truyền lịch sử phát triển của dân tộc mình và bảo tồn phong tục tập quán, nguồn gốc dòng họ từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta dùng các hình thức văn hoá dân gian và các tập tục trong tín ngưỡng. Tóm lại qua một số tài liệu điều tra trong người Chil và người Lạt về mặt dòng họ và hôn nhân, chúng ta nhận thấy có những đặc điểm sau đây: 1- Xã hội người Chil và Lạt là một xã hội được cấu kết trên cơ sở những dòng họ. 2- Các dòng họ trong người Chil và Lạt có nhiều điềm tương đồng và giống nhau về cơ bản. Đồng thời còn có những yếu tố riêng biệt nhau. Trong người Lạt có những họ thường gặp trong người Kơho. 3- Gia đình của người Chil và Lạt là gia đình mẫu hệ đang trong quá trình biến đổi và tiêu vong. Quyền của người đàn ông đã giữ vị trí quyết định trong xã hội, nhưng trong gia đình thì vẫn còn đọng lại trong trạng thái cân bằng với nữ giới. Ảnh hưởng của nữ giới đối với con cái, nhất là về tình cảm và sự giáo dục, còn rất quan trọng. 4- Hôn nhân trong người Chil và người Lạt cho đến nay về cơ bản vẫn là hôn nhân cư trú bên nhà vợ với sự phổ biến của tục "bắt chồng". 5- Yếu tố lao động cần cù, siêng năng là quyết định tuyệt đối trong việc chọn chồng chọn vợ của người Chil và Lạt hiện nay.
MẠC ĐƯỜNG
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung chính | Trang trước | Mục lục | Trang sau |