NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

PHẦN THỨ BA

KINH TẾ

CHƯƠNG I:  NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP

NÔNG NGHIỆP

 

3.  TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

3.1     Thời kỳ trước năm 1975

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Đà Lạt bắt đầu từ khi thành lập trạm nông nghiệp Dankia. Cùng với những thí nghiệm về các giống cây trồng mang tính chất ôn đới, trạm nông nghiệp này cũng tổ chức chăn nuôi một số động vật như bò sữa, cừu,… Các giống vật nuôi trong suốt một thời kỳ dài ở mức phục vụ cho nhu cầu của gia đình, chưa trở thành hàng hóa.

Trong những năm trước 1954, một số nông trại của người Pháp đã tổ chức chăn nuôi bò sữa thuần chủng (trang trại của bà O’Neill ở Cam Ly nuôi bò sữa giống Ayrshire), chăn nuôi cừu giống lai giữa cừu Ấn Độ và cừu Vân Nam (trại Farraut).

Từ 1960, một số hộ nông dân đã bắt đầu phát triển chăn nuôi ở gia đình với các giống bò thịt, bò sữa, cừu, ngựa,… Quy mô chăn nuôi lúc này đã bắt đầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân trong thị xã Đà Lạt với sản lượng sản phẩm chăn nuôi hạn chế.

Trại gà Scala được thành lập năm 1966 tại khu vực Cây số 6 (nay thuộc phường 7) chăn nuôi nhiều giống gà lấy trứng, lấy thịt. Sản phẩm của trại gà Scala đáp ứng được một phần nhu cầu thịt, trứng của người dân địa phương và cung cấp cho thị trường Sài Gòn. Năm 1973, trại gà Scala đạt đến 150.000 con.

3.2     ThờI kỳ sau năm 1975

3.2.1   Giai đoạn 1975 - 1990

Trong những năm đầu sau ngày giải phóng, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm được phổ biến rộng rãi. Các giống chủ yếu là các loại gà thả vườn (gà ta), thỏ, lợn giống địa phương và bò vàng (bò cỏ), bò sữa. Trong thời gian này ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về thức ăn và thuốc thú y. Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và các loại ngô, khoai lang, khoai mì (sắn) tự sản xuất.

TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI 1977- 1990

Đơn vị tính : con

Năm

Đàn trâu bò

Đàn lợn

Gia cầm

1977

2.124

6.569

29.117

1985

7.027

5.745

27.552

1990

2.040

3.188

20.000

Từ năm 1986, nông dân Đà Lạt đã dần chuyển đổi phương thức chăn nuôi. Trong giai đoạn này, trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn nhất là Xí nghiệp Quốc doanh Gà Đà Lạt (do Trại gà Scala chuyển đổi) với số lượng gà giống bố mẹ khoảng 25.000 con. Các trang trại trong nhân dân chỉ dừng ở quy mô 200-300 con gà nuôi theo hướng lấy trứng.

Về chăn nuôi lợn, trại dự trữ lợn của Công ty Nông sản Thực phẩm Lâm Đồng (tại phường 8 hiện nay) thường xuyên duy trì đàn lợn nái và lợn thịt 200-250 con. Bên cạnh đó trang trại lợn giống của Trạm truyền giống gia súc đặt tại số 2 Bà Huyện Thanh Quan với số lượng 6 con đực giống, đây là cơ sở khai thác và cung cấp nguồn tinh lợn giống ngoại (giống Yorkshire và Landrace) cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận.

Các trang trại chăn nuôi lợn trong nhân dân dừng ở mức 20-30 lợn nái và cao nhất là 100 lợn thịt. Các địa phương phát triển mạnh chăn nuôi lợn trong giai đoạn này là vùng  An Bình, Du Sinh, Đông Tĩnh, Phan Chu Trinh, Khe Sanh,…

Về  chăn  nuôi bò thịt và bò sữa,  đàn bò thịt của Nhà máy chè Cầu Đất có quy mô lớn nhất thành phố với trên 200 con (1986-1990), tiếp theo là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của các xã Xuân Trường, Xuân Thọ với quy mô phổ biến là 20-30 con.

Cũng trong thời điểm này, chăn nuôi thỏ đã thu hút được nhiều hộ nông nghiệp đầu tư để khai thác da lông và thịt, có những trang trại chăn nuôi trên 400 con tại Đa Thọ (Xuân Thọ) và trang trại cung cấp thỏ giống tại phường 3 với quy mô  trên 200 con.

3.2.2   Giai đoạn 1991 - 1995

Sau 1990, ngành chăn nuôi Đà Lạt được chú trọng phát triển với mục tiêu sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và đáp ứng cho ngành du lịch – dịch vụ.

Chương trình thụ tinh nhân tạo để cải thiện chất lượng con giống đã được triển khai, con giống có chất lượng cao được người chăn nuôi quan tâm đầu tư, chuồng trại chăn nuôi được cải thiện, nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi dồi dào và đa dạng, các loại thuốc thú y đặc hiệu được phổ biến, công tác thú y phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm được chú trọng đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của Đà Lạt phát triển mạnh mẽ.

TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI  (1991-1995)

Đơn vị tính : con

Năm

Đàn trâu bò

Đàn lợn

Gia cầm

1991

2.230      (270)*

4.284

40.000

1992

2.895      (275)

6.944

65.000

1993

3.027      (250)

7.086

80.000

1994

3.258      (189)

7.431

110.000

1995

3.745        (92)

6.485

125.000

* Bò sữa

Trong quá trình tổ chức chăn nuôi đại gia súc, trong những năm 1990, đàn bò sữa phát triển mạnh mẽ ở Đà Lạt với 275 con bò sữa HF, bò lai sữa F1, F2, F3 được tổ chức chăn nuôi trong các hộ gia đình (năm 1992). Tuy nhiên, do quá trình tổ chức thu mua sản phẩm sữa tươi chưa thoả đáng và thị trường không ổn định nên đàn bò sữa của Đà Lạt suy giảm dần.

3.2.3   Giai đoạn 1996-2005

Trong 10 năm 1996-2005, hoạt động ngành chăn nuôi Đà Lạt đã có những bước phát triển so với những năm trước đó.

Đàn gia cầm có thời điểm đạt 180.000 con (2004) với nhiều trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, trong đó Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gà Đà Lạt (chuyển đổi từ Xí nghiệp Quốc doanh Gà Đà Lạt) có quy mô lớn nhất với tổng đàn lên đến 50.000 con (có 6.000 gà bố mẹ). Trong hộ nhân dân quy mô chăn nuôi gia cầm cũng đã đạt đến mức 25.000 con tại một số trang trại đầu tư quy mô công nghiệp tại phường 8, phổ biến là các trang trại chăn nuôi 2.500 – 5.000 con. Các giống gà đẻ công nghiệp chủ yếu là Isabrown, Brownish; đàn gà thịt với các giống Tam Hoàng, Lương Phượng.

Theo thống kê của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt năm 2005, đàn gia cầm công nghiệp được chăn nuôi tại Đà Lạt bao gồm 9 trang trại có quy mô trên 2.000 con, 23 cơ sở dưới 2.000 con và trên 850 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Biến động của đàn gia cầm trong giai đoạn 2000-2005 là do ảnh hưởng của các đợt dịch cúm gia cầm.

Đàn lợn tăng trưởng rất nhanh với tổng đàn đạt trên 10.000 con vào năm 2000 và trên 15.000 con vào năm 2003. Trong thời gian này đã xuất hiện những trang trại tư nhân tại Khu C đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, vùng Bạch Đằng (phường 7), khu Dốc Đá (phường 8), hẻm 14 (đường 3 tháng 4), khu An Bình (phường 3),… với quy mô chăn nuôi đạt đến 100 lợn nái giống và trên 500 lợn thịt. Con giống đàn lợn chủ yếu là lợn lai Yorkshire – Landrace và các giống Pietrain, Duroc.

Năm 2005, tổng đàn đại gia súc (trâu, bò) của Đà Lạt đã đạt trên 5.000 con. Những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn với tổng đàn bình quân trên dưới 50 con tập trung tại các vùng Vạn Thành (phường 5), Đa Phú (phường 7), Đa Thiện (phường 8), Đa Thọ (Xuân Thọ)… phổ biến là quy mô chăn nuôi trên dưới 20 con. Con giống chủ yếu là bò vàng địa phương, trong đó có một số bò lai Sindhi thuộc nhóm bò Zébu.

Về chăn nuôi bò sữa, tháng 12-2001, tổng  đàn bò sữa trong hộ nhân dân chỉ còn 98 con với 72 bò sữa thuần chủng HF và 26 bò lai hướng sữa. Chăn nuôi bò sữa trong hộ nhân dân được phục hồi từ 2002 với Chương trình dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001-2005 theo chủ trương chung của Chính phủ. Trong 3 năm 2002-2005, đàn bò sữa của Đà Lạt đã gia tăng từ 98 con lên đến 295 con vào tháng 12-2004, tập trung tại phường 5, 6, 7, 8, 9, 10 và phường 11. Các địa phương khác cũng có chăn nuôi bò sữa nhưng quy mô không đáng kể. Đàn bò sữa của Đà Lạt trong giai đoạn này chủ yếu là giống nhập nội từ Úc.

TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI (1996-2005)

Đơn vị tính : con

Năm

Đàn trâu bò

Đàn lợn

Gia cầm

1996

2.817 (70)*

5.907

130.000

1997

3.802 (65)

6.825

145.000

1998

3.634 (71)

6.864

112.000

1999

3.670 (52)

6.908

126.000

2000

2.500 (…)

12.500

115.000

2001

2.369 (98)

13.000

120.000

2002

2.719 (152)

13.668

165.000

2003

3.531 (202)

15.936

127.000

2004

4.484 (295)

15.450

180.000

2005

5.050 (295)

16.000

109.500

* Bò sữa

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng