|
||
PHỤ LỤC NIÊN BIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Từ xa xưa, bộ tộc người Lạch, Chil sinh sống trên cao nguyên Lang Biang, người Srê sống trong buôn Tơrnun (nay thuộc xã Tà Nung). 1881 Bác sĩ Paul Néis và trung uý Albert Septans thám hiểm cao nguyên Lang Biang. 1893 Ngày 21-6, bác sĩ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lang Biang. 1897 * Ngày 19-7, bác sĩ Alexandre Yersin gửi thư đến Toàn quyền Paul Doumer đề xuất chọn cao nguyên Lang Biang lập nơi nghỉ dưỡng. * Phái đoàn Thouard nghiên cứu tìm một con đường từ Nha Trang lên cao nguyên Lang Biang. 1898 * Thành lập trạm nông nghiệp và trạm khí tượng tại Đăng Kia. 1899 * Toàn quyền Paul Doumer cùng bác sĩ Alexandre Yersin tiến hành khảo sát cao nguyên Lang Biang. * Đại uý Guynet xây dựng con đường từ Ninh Thuận lên cao nguyên Lang Biang. 1899 Ngày 1-11, Toàn quyền Paul Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. 1900 * Hoàn thành đường bộ Tháp Chàm - Xóm Gòn - Dran - Đà Lạt. * Dựng nhà Đốc lý ở Đà Lạt. 1901 Toàn quyền Paul Doumer quyết định lập tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. 1902 Toàn quyền Paul Doumer về Pháp, dự án đồ sộ xây dựng thành phố Đà Lạt bị ngưng lại. 1903 Bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trạm hành chính Lang Biang trực thuộc đạo Ninh Thuận. 1906 Hội đồng Quốc phòng Đông Dương họp ở Đà Lạt quyết định chọn cao nguyên Lang Biang làm nơi nghỉ dưỡng. 1907 Xây dựng Hôtel du Lac. 1908 Chuyển trạm nông nghiệp từ Đăng Kia về Đà Lạt. 1909 Chuyển trạm khí tượng từ Đăng Kia về Đà Lạt. 1911 Toàn quyền Albert Sarraut chủ trương cho xây dựng gấp đường giao thông lên Đà Lạt. 1912 Tiếp tục xây dựng đoạn đường sắt từ Phan Rang đến Xóm Gòn bị bỏ dở từ năm 1902. 1913 Xây dựng đường Phan Thiết - Ma Lâm - Djiring. 1914 * Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra, nhiều người Pháp lên Đà Lạt nghỉ dưỡng. * Chiếc ô tô đầu tiên từ Phan Thiết lên Đà Lạt. 1916 * Ngày 6-1, Toàn quyền Roume ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Biang.
* Ngày 20-4, Hội đồng nhiếp chính triều đình Huế
thông báo Dụ thành lập thị tứ * Ngày 30-5, Khâm sứ J.E. Charles ký Nghị định thành lập thị tứ Đà Lạt. * Khởi công xây dựng khách sạn Langbian Palace. 1918 * Tạp chí Nam Phong đăng bài Lâm Viên hành trình nhật ký của Thượng thư Đoàn Đình Duyệt. * Lập dưỡng viện thừa sai. 1919 * Ngăn đập tạo hồ trên dòng suối Cam Ly. * Ngày 20-12, khai giảng trường Nazareth. 1920 * Ngày 31-10, Toàn quyền Maurice Long ký Nghị định thành lập thị xã Đà Lạt, Sở Nghỉ dưỡng Lang Bian và Du lịch Nam Trung Kỳ. * Xây dựng đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. * Xây đình Đa Lạc. * Thành lập ấp Tân Lạc. * Xây dựng Kho bạc Đà Lạt. 1921 * Xây dựng bưu điện. * Thành lập trạm xá đầu tiên ở Đà Lạt. * Xây dựng chùa Linh Quang 1922 * Khánh thành khách sạn Langbian Palace (nay là Sofitel Dalat Palace). * Khởi công xây dựng khách sạn Hôtel du Parc (nay là Novotel Dalat). 1923 * Hoàn thành đồ án quy hoạch Đà Lạt của kiến trúc sư Ernest Hébrard. * Xây dựng đập thứ hai trên dòng suối Cam Ly phía dưới đập được xây dựng năm 1919. 1927 * Khởi công xây dựng trường Petit Lycée. * Thành lập Sở Trà Cầu Đất, lập các làng Trường Xuân, Trạm Hành. * Bão lớn phá huỷ đập ngăn suối Cam Ly và đập của nông trại O’Neill. 1928 * Thành lập Trường Tiểu học Đà Lạt. * Khánh thành nhà máy điện. 1929 * Khởi công xây dựng trường Grand Lycée. * Thành lập chi bộ Tân Việt. 1930 Thành lập chi bộ Đảng Cộng sản. 1931 * Chợ Cây bị cháy. 1932 * Hoàn thành đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. * Khởi công xây dựng Ga Đà Lạt. * Khai thông đường Sài Gòn - Đà Lạt qua đèo Blao (quốc lộ 20 hiện nay). 1933 * Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ Đà Lạt trăng mờ và Quách Tấn sáng tác bài thơ Đà Lạt đêm sương. * Hoàn tất giai đoạn đầu việc xây dựng phi trường Liên Khương. 1934 * Xây dựng đập tạo thành Hồ Lớn (Grand Lac, hồ Xuân Hương này nay). * Xây dựng chợ Đà Lạt. 1935 * Thành lập Công ty Du lịch. * Khánh thành Trường Trung học Yersin. 1936 * Khánh thành Viện Pasteur, trường Couvent des Oiseaux (Notre Dame du Langbian). * Khánh thành sân golf 9 lỗ. * Xây dựng nhà thờ Tin Lành. * Đình công tại Sở Trà Cầu Đất. 1937 * Khai thông quốc lộ 21 nối liền Đồng Nai Thượng với Đắc Lắc. * Khánh thành Dinh Toàn quyền (Dinh II). * Khai giảng trường Petit Lycée. * Thành lập nhóm Tiến Bộ, mở hiệu sách Hồng Nhật. 1938 * Thành lập ấp Hà Đông. * Khánh thành nhà ga Đà Lạt. * Xây dựng nhà máy nước gần hồ Than Thở. * Công nhân hãng SIDEC đình công. * Ngày 1-5, Hội Thanh niên Du lịch và nhóm Tiến Bộ tổ chức mít tinh tại khu rừng Cam Ly. 1939 * Thành lập trường Thiếu sinh quân Đà Lạt. * Thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, Hội Ái hữu. 1940 * Thành lập ấp Nghệ Tĩnh. * Khánh thành chùa Linh Sơn. * Thành lập Uỷ ban Mặt trận phản đế ( Lâm Viên - Đà Lạt) . 1941 * Ngày 8-1, Toàn quyền Decoux ký Nghị định tái lập tỉnh Lang Bian. * Kiến trúc sư J. Lagisquet thiết lập đồ án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt. 1942 * Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Ankroet. * Khánh thành nhà thờ Chánh Toà. 1943 * Xây dựng đường Prenn mới. * Khánh thành nhà thờ Domaine de Marie. 1944 * Nhà máy thuỷ điện Ankroet hoạt động. * Chuyển Trường Kiến trúc từ Hà Nội vào Đà Lạt, thành lập lớp Dự bị Đại học đầu tiên tại Đà Lạt. * Dời Sở Địa dư Đông Dương từ Gia Định lên Đà Lạt. 1945 * Tháng 5, Thành lập Uỷ ban Mặt trận Việt Minh Đà Lạt, Tỉnh bộ Việt Minh lâm thời tỉnh Lâm Viên. * Ngày 23-8, nhân dân Đà Lạt khởi nghĩa giành chính quyền. * Ngày 24-8, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên. 1946 * Thực dân Pháp tái chiếm Đà Lạt. * Ngày 13-4, Ban Chấp hành Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Lâm Viên họp hội nghị tại Đá Trắng (Ninh Thuận). * Từ ngày 19-4 đến 13-5, Đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cộng hoà Pháp họp Hội nghị trù bị Đà Lạt. 1947 * Tháng 3, thành lập Trường miền núi Lang Biang (Ecole montagnarde du Langbian) dành cho học sinh dân tộc thiểu số bản địa. * Mở rộng phi trường Liên Khương. 1948 Thông tuyến hàng không Hà Nội - Đà Lạt. 1949 * Xây dựng nhà máy nước gần Hồ Lớn. * Ngày 8-3, thành lập Hoàng triều Cương thổ, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ và Cao nguyên Trung Phần. * Tháng 4, Thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Lâm Viên. 1950 * Chuyển Trường Võ bị ở Huế vào Đà Lạt. * Thành lập tổ chức Phụ nữ Minh Khai. * Tháng 6, Thị uỷ Đà Lạt xuất bản tờ Tin Đà Lạt. * Tháng 10, Hội nghị sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng tổ chức tại Ô Rô (chiến khu Lê Hồng Phong ở Bình Thuận). * Thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Lâm Đồng. * Ngày 14-12, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ Nguyễn Duy Trinh ký Nghị định sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. 1951 * Ngày 22-2, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng ký Nghị định hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Lâm Đồng. * Thành lập đội cảm tử Phan Như Thạch. * Ngày 11-5, thực dân Pháp đưa 20 người bị giam tại nhà lao Đà Lạt đi xử bắn tại gần sân bay Cam Ly để trả thù việc tổ cảm tử diệt tên Haasz - Chánh Thanh tra Mật thám Đà Lạt. * Tháng 11, Hội nghị củng cố Thị uỷ Đà Lạt và Uỷ ban Kháng chiến Hành chính thị xã Đà Lạt. 1952 * Thành lập ấp Ánh Sáng và làng Đa Phú. * Tháng 9, khai giảng Trường Trung học Việt Nam đầu tiên. 1953 * Ngày 1-1, thành lập Trường Quốc gia Hành chính. * Đặt tên đường, địa danh bằng tiếng Việt. 1955 * Chính quyền Ngô Đình Diệm bãi bỏ Hoàng triều Cương thổ. * Thành lập Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình. * Thành lập các ấp Thái Phiên, Phát Chi. * Tháng 3, Thành lập Ban Cán sự Đảng Đà Lạt. * Ngày 1-4, thành lập Nha Địa dư Quốc gia. 1956 Khai giảng Trường Nam Trung học Trần Hưng Đạo. 1957 * Đổi tên trường Quang Trung thành Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân. * Xây dựng chợ mới Đà Lạt. * Ngày 15-2, khai mạc Đại hội Lâm Viên. 1958 * Ngày 19-5, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh thành lập tỉnh Tuyên Đức, đô thị Đà Lạt là tỉnh lị tỉnh Tuyên Đức. * Ngày 15-9, thành lập Thư viện Đà Lạt (nay là Thư viện tỉnh Lâm Đồng). * Thành lập Viện Đại học Đà Lạt. * Khánh thành Khu Du lịch thác Prenn. * Thành lập Giáo hoàng Chủng viện Pio X. 1960 * Thành lập Nha Văn khố. * Khởi công xây dựng nhà thờ Cam Ly. 1962 * Khánh thành phi trường Liên Khương. * Khánh thành chùa Linh Phong. 1963 Khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. 1966 * Thành lập Trường Đại học Chiến tranh Chính trị. * Thành lập Lực lượng nhân dân, học sinh, sinh viên tranh thủ dân chủ. Nhân dân, học sinh, sinh viên chiếm Đài Phát thanh Đà Lạt và làm chủ một số khu vực. 1967 Thành lập Trường Chỉ huy Tham mưu. 1968 * Ngày 31-1, tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân. * Thị xã Đà Lạt được tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng hai. 1969 * Ngày 23-4, tập kích khách sạn Ngọc Lan, Trường Võ bị Đà Lạt, Trường Chiến tranh Chính trị, sân bay Cam Ly. * Ngày 7-9, tập kích Trường Cảnh sát Dã chiến và Cảnh sát cơ bản. 1970 * Tháng 4, học sinh, sinh viên biểu tình, bãi khoá . * Ngày 3-6, Chiến dịch TK : tập kích Trường Võ bị, Chiến tranh Chính trị, Trung tâm Vô tuyến Viễn thông, dinh Tỉnh trưởng, Tiểu đoàn Bảo an, Dinh II, trại Cao Thắng, trận địa pháo Tân Lạc,… 1971 Từ ngày 28-9 đến 3-10, nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình,... biểu tình chống bầu cử độc diễn Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. 1972 Xây dựng đập Đa Thiện III. 1973 Thành lập làng SOS. 1975 * Ngày 3-4, giải phóng Đà Lạt - Tuyên Đức. * Ngày 4-4, thành lập Uỷ ban quân quản Đà Lạt. * Ngày 6-4, thành lập Thành uỷ Đà Lạt. * Ngày 14-4, mít tinh mừng Đà Lạt giải phóng. Thành phố Đà Lạt được tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng nhất. * Ngày 27-4, Đài Phát thanh Đà Lạt giải phóng phát bản tin đầu tiên. * Ngày 15-5, Bản tin Đà Lạt ra số đầu tiên. * Ngày 20-9, Bộ Chính trị quyết định thị xã Đà Lạt trực thuộc Trung ương. * Ngày 14-10, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định chuyển Học viện Quân sự từ Hà Nội vào Đà Lạt. * Ngày 20-12, Bộ Chính trị quyết định Đà Lạt trực thuộc Khu VI. 1976 * Ngày 14-3, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng mới, Đà Lạt là tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng. * Ngày 26-4, thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. * Ngày 27-10, thành lập Trường Đại học Đà Lạt. * Đổi tên 22 đường phố. * Thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. * Thành lập Công ty Dược phẩm Đà Lạt. 1977 * Ngày 26 - 28-8, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ nhất. * Bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Đà Lạt khóa I. * Hoàn thành công tác xóa mù chữ trên địa bàn thành phố. * Thành lập Công ty Dược liệu, Trạm Dược liệu Cam Ly và Trạm Nghiên cứu Dược liệu. * Ngày 19-8, Báo Lâm Đồng ra số đầu tiên. * Ngày 2-9, Trạm phát lại truyền hình hoạt động. 1978 * Thành lập Bảo tàng Lâm Đồng, Công ty Phát hành sách Lâm Đồng. * Ngày 5-9, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tại Đà Lạt (nay là Phân viện Sinh học tại Đà Lạt). * Tháng 11, thành lập Viện Vacxin Đà Lạt. 1979 * Ngày 14-3, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định chia một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có 6 phường và 3 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường. * Ngày 8 - 10-6, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ II. * Ngày 22-12, khánh thành Nghĩa trang Liệt sĩ. * Xây dựng hồ Chiến Thắng. 1982 Thành lập Xí nghiệp Liên hiệp Dược Lâm Đồng. 1983 * Ngày 3 - 5-2, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ III. 1984 * Khánh thành Nhà máy nước Suối Vàng. * Ngày 20-3, khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. 1985 * Nạo vét hồ Xuân Hương. * Thành lập Trung tâm Bồi dưỡng, Đào tạo tại chức tỉnh Lâm Đồng. * Ngày 7-11, Đài Truyền hình Lâm Đồng phát hình màu. 1986 * Ngày 6-6, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn ở Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có 12 phường và 3 xã : Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường. * Ngày 20 - 24-6, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ IV. 1987 Hoàn thành hồ Quang Trung (nay là hồ Tuyền Lâm). 1988 * Ngày 24-12, thành lập Trường Trung học Dân tộc Nội trú. * Hồ Xuân Hương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. 1989 * Làng SOS hoạt động lại. * Ngày 13 - 15-3, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ V. * Đà Lạt được xác định là một trong các hạt nhân của Tổ chức Du lịch quốc tế (thuộc chương trình VIE 89-003 của OTM). 1990 * Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học toàn thành phố. 1991 * Nâng cấp khách sạn Palace, Đồi Cù, các biệt thự đường Trần Hưng Đạo. * Ngày 16 - 19-10, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ VI. 1992 * Thành lập Công ty Dược - Vật tư Y tế Lâm Đồng. * Thành lập Công ty Bio-Organics Hasfarm chuyên trồng hoa xuất khẩu. 1993 * Lễ hội kỷ niệm Đà Lạt 100 năm hình thành và phát triển. * Khánh thành sân golf 18 lỗ. * Khởi công nâng cấp chợ Đà Lạt. * Bến xe Trung tâm hoạt động. 1994 * Ngày 27-10, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2010. * Khánh thành Thiền viện Trúc Lâm. 1995 * Nâng cấp đường Hồ Tùng Mậu. 1996 * Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng thời kỳ 1996-2010. * Ngày 8 - 10-4, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ VII. * Ngày 12-8, khánh thành tháp bưu điện. * Ngày 20-12, thành lập Trung tâm trồng, chế biến cây thuốc Đà Lạt. 1998 * Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định xếp hạng 6 thắng cảnh của thành phố Đà Lạt là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia: hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, Thung lũng Tình Yêu, thác Prenn, thác Datanla, thác Cam Ly. * Nạo vét và nâng cấp, tôn tạo di tích hồ Xuân Hương. 1999 * Thành phố Đà Lạt được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. * Ngày 24-7, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II. 2000 * Thành phố Đà Lạt được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. * Tháng 11, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ VIII. * Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở toàn thành phố.
2001
Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận 2 di sản văn hóa kiến
trúc 2002 * Khởi công xây dựng công trình Cáp treo Đà Lạt. * Ngày 27-5, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. * Xây dựng đường Cam Ly - Suối Vàng. * Khôi phục đường Pren cũ (đường Mimosa). * Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định đặt tên đường mới. 2003 * Lễ hội kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. * Khánh thành công viên Yersin. * Khởi công xây dựng công trình cải tạo nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. * Khởi công cải tạo suối Cam Ly, xây dựng hệ thống thoát nước thải và nhà máy xử lý nước thải. 2004 * Hoàn thành dự án ngầm hoá đường dây trung thế. * Nhà máy thuỷ điện Ankroёt lắp đặt 2 tổ máy mới. * Mở thêm đường hàng không Liên Khương - Hà Nội. * Thành lập Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt. * Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt. 2005 * Khởi công xây dựng đường Trường Sơn Đông. * Thành phố Đà Lạt được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. * Tháng 8, hoàn thành cải tạo suối Phan Đình Phùng thuộc Dự án cải thiện vệ sinh, môi trường thành phố Đà Lạt. * Từ ngày 19 đến ngày 23-9, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ IX. * Festival Hoa Đà Lạt lần thứ I. * Tôn tạo Vườn hoa thành phố. 2006 * Lễ hội văn hóa trà. * Tuyến xe buýt bắt đầu hoạt động. 2007 * Ngày 27-4, khai thông tỉnh lộ ĐT 723 (Đà Lạt - Nha Trang). * Festival Hoa Đà Lạt lần thứ II. 2008 * Ngày 29-6, khánh thành đoạn đường cao tốc Liên Khương - Prenn. * Xây dựng nâng cấp cầu Bà Triệu (Bá Hộ Chúc). * Khởi công xây dựng nhà máy nước Dankia II. * Khởi công xây dựng công viên Bà Huyện Thanh Quan. * Lễ hội kỷ niệm 115 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. |
||
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT |