NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

PHẦN THỨ BA

KINH TẾ

CHƯƠNG I:  NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP

NÔNG NGHIỆP

 

7. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRANG TRẠI

Tại Đà Lạt loại hình kinh tế trang trại hình thành vào những năm 1950-1960 do dân di cư từ các miền đất nước đến, lập nên các điền trang để trồng các loại cây đặc sản và chăn nuôi đại gia súc với quy mô và số lượng không lớn.

Sau 1975, bên cạnh các nông trường, xí nghiệp nông nghiệp (kinh tế quốc doanh), hợp tác xã nông nghiệp (kinh tế tập thể) vẫn còn tồn tại các điền trang tư nhân cũ.

Năm 1988, tác động của nền kinh tế thị trường đã giúp các hộ nông nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hình thành nên các trang trại mới và phát triển nhanh các điền trang hiện còn. Hiện nay, các trang trại theo thành phần kinh tế quốc doanh không còn tồn tại mà chủ yếu là các trang trại thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Theo báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001, Đà Lạt có 14 trang trại thuộc các phường 3, 4, 7, 8, 12 và xã Xuân Trường, trong đó có 3 trang trại trồng hoa và 11 trang trại chăn nuôi. Tổng số lao động trong 14 trang trại là 84 người. Tổng vốn đầu tư của các trang trại trên là 5,68 tỷ đồng (vốn của trang trại chiếm 85,3%), bình quân mỗi trang trại đầu tư 406 triệu đồng. Tổng giá trị hàng hoá bán ra trong năm đạt 3,6 tỷ đồng. Tổng thu nhập 797 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại thu nhập 56,9 triệu đồng/năm.

Do điều kiện tự nhiên chi phối nên diện tích đất canh tác tại Đà Lạt bị hạn chế, phần lớn do các hộ tự khai hoang trước đây và gia tăng diện tích thông qua việc sang nhượng. Một số khác nhận giao đất, giao rừng và tận dụng các vùng trũng, khe suối để sản xuất. Chính vì thế, để có thể phát huy tiềm năng đất đai và gia tăng thu nhập, các chủ trang trại tại Đà Lạt đã chú trọng vào đầu tư thâm canh, đi sâu vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tận dụng diện tích đất có được để trồng cây đặc sản có giá trị, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và tổ chức các loại hình chế biến sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao giá trị mặt hàng.

Các chủ trang trại tại Đà Lạt xuất thân từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có trình độ văn hoá từ cấp 2 đến đại học và trên đại học, có khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng phù hợp với từng loại cây, con, ngành nghề mình kinh doanh.

Về phân công lao động trong các trang trại,  các  chủ  trang  trại vừa làm chức năng

quản lý vừa trực tiếp tham gia lao động. Số lao động thường xuyên tại các trang trại chủ yếu là lao động gia đình, một số lao động thuê mướn được trả công theo chế độ công nhật hoặc khoán. Hợp đồng giữa chủ trang trại và người lao động chủ yếu là hợp đồng miệng và ít có trường hợp tranh chấp xảy ra.

Nguồn vốn đầu tư ban đầu đưa vào sản xuất kinh doanh tại các trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Vốn đầu tư chủ yếu là nguồn tích luỹ của hộ gia đình. Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động chủ yếu là phương thức thủ công và bán thủ công. Trong những năm gần đây, một số ít trang trại đã bắt đầu có trang bị hệ thống tưới hiện đại và các máy cơ khí nhỏ như máy phay, máy phun xịt thuốc sâu, máy nghiền thức ăn gia súc,…

Sản phẩm làm ra của các trang trại hiện nay còn phụ thuộc vào sự điều tiết của thị trường và thường xuyên không ổn định nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trồng trọt và chế biến nông sản.

Mô hình kinh tế trang trại hiện nay tại Đà Lạt phát triển khá ổn định và có hiệu quả là mô hình trang trại vừa và nhỏ trong phạm vi gia đình. Nó phù hợp với khả năng quản lý của hộ gia đình, nguồn vốn đầu tư hợp lý cũng như tự giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hạn chế được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng