NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

PHẦN THỨ BA

KINH TẾ

CHƯƠNG I:  NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP

LÂM NGHIỆP

 

2.  PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG

2.1    Thời kỳ trước năm 1975

Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Đà Lạt, người Pháp đã chú ý đến rừng thông Đà Lạt. Cây thông có thể tái sinh một cách dễ dàng trên nền đất Đà Lạt mà không đòi hỏi một sự chăm sóc đáng kể nào.

Việc khai thác gỗ thông tại Đà Lạt –Tuyên Đức được thực hiện từ năm 1927 (khoảng 3.000m3/năm), năm 1931 đã xuất hiện những xưởng chế biến gỗ tại Đà Lạt. Mức độ khai thác gỗ thông tăng dần, năm 1941 là 15.000 m3, từ 1941-1970 ước khoảng 40.000 m3. Năm 1972, mức khai thác tăng gấp 3 lần nhưng công tác trồng rừng không được chú trọng nên diện tích rừng ngày càng suy giảm.

Gỗ thông 3 lá được sử dụng chính làm nguyên liệu giấy, ván ép và ván dăm bào. Năm 1962, Công ty giấy Việt Nam bắt đầu khai thác gỗ thông ba lá để làm nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai.

Về cơ quan lâm nghiệp, Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Cam Ly được thành lập năm 1947 với mục đích nghiên cứu lâm học của vùng cao nguyên có cao độ 1500m, chủ yếu là thông ba lá.

2.2   Thời kỳ sau năm 1975

Sau năm 1975, với các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương, rừng thông Đà Lạt đã được quản lý tương đối chặt chẽ hơn nhằm mục tiêu bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ cho du lịch – nghỉ dưỡng.

Trong thời gian 1984-1988, rừng thông Đà Lạt được khai thác lấy nhựa và gỗ theo kỹ thuật khai thác trắng và tổ chức trồng mới diện tích rừng đã khai thác.

Năm 1993, Ban Quản lý Rừng Đặc dụng Lâm Viên thành phố Đà Lạt được thành lập trên cơ sở Lâm trường Đà Lạt cũ. Đây là thời điểm xác định cụ thể rừng Đà Lạt thuộc loại hình rừng đặc dụng quốc gia, chỉ cho phép thực hiện các biện pháp lâm sinh nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng mà không chú trọng đến vấn đề khai thác kinh tế.

Kể từ năm 1993, công tác bảo vệ và phát triển rừng Đà Lạt được tiến hành thường xuyên hàng năm. Trong 7 năm (1993-1999), công tác trồng rừng đã được thực hiện trên diện tích 1.846 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 378,5 ha, công tác khoán quản lý bảo vệ rừng cũng được thực hiện với mức bình quân 5.000 ha/năm. Công tác xử lý vật liệu cháy trước mùa khô hàng năm đã tăng cường nhằm bảo vệ rừng trong mùa khô hanh hàng năm.

Năm 1997, thực hiện Chỉ thị 01-CT/TU của Tỉnh uỷ Lâm Đồng và Chỉ thị 22/CT-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt đã thực hiện công tác giải toả đối với các trường hợp lấn chiếm đất rừng trái phép. Trong 3 năm (1997-1999) đã tiến hành giải tỏa 610,37 ha đất rừng bị lấn chiếm và tổ chức trồng rừng trên đất rừng giải toả được 424,32ha (70%). Năm 2001 đã tổ chức trồng mới được 162 ha rừng tập trung.

Năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 734/1998/QĐ-UB ngày 25-3-1998 về việc “Phê chuẩn phân định ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thành phố Đà Lạt”. Trên cơ sở này, UBND thành phố Đà Lạt đã triển khai thực hiện công tác phân định và cắm mốc ranh giới đất nông lâm nghiệp trên địa bàn thành phố để bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép.

Do những biến động thực tế, tháng 4-2000 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 57/2000/QĐ-UB ngày 7-4-2000,Điều chỉnh Điều I Quyết định 734/1998/QĐ-UB ngày 25-3-1998 về việc Phê chuẩn phân định ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thành phố Đà Lạt” và các Quyết định số 955, 956, 957/QĐ-UB ngày 26-4-2000 của UBND tỉnh Lâm Đồng Điều chỉnh ranh giới đất lâm nghiệp”  kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các chủ rừng.

Đặc biệt, thành phố Đà Lạt còn có 2 khu vực đất có rừng nằm trong khu vực trung tâm thành phố và được quản lý theo quy chế rừng nội ô. Đó là diện tích rừng do Công ty Quản lý Công trình Đô thị Đà Lạt quản lý với 431 ha theo Quyết định số 959/QĐ-UB ngày 25-6-1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng và rừng quốc phòng do Học viện Lục quân quản lý với 299 ha theo Quyết định số 560/QĐ-UB ngày 4-9-1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Rừng thông nội ô khu vực Dinh II

Theo kết quả điều tra quy hoạch của Sở Lâm nghiệp và Lâm trường Đà Lạt thực hiện năm 1986, diện tích rừng Đà Lạt có 26.000ha với tổng trữ lượng gỗ 2,11 triệu m3 và 5,14 tấn nhựa thông.

Năm 1997, theo kết quả đánh giá tài nguyên rừng, Đà Lạt có 24.383 ha rừng tự nhiên, 2.750 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 3,25 triệu m3.

Kết quả công bố kiểm kê tài nguyên rừng theo Quyết định số 40/2001/QĐ-UB ngày 11-6-2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có 21.524,17 ha đất có rừng với trữ lượng 3,10 triệu m3 gỗ. Bên  cạnh đó còn có 2.591,83 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng