NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

CHƯƠNG III

CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

 

2. NHỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐÀ LẠT

2.1  Công nghiệp khai thác

Ngành công nghiệp khai thác của Đà Lạt chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên để cung cấp vật liệu cho xây dựng như khai thác cát suối ở hạ lưu Cam Ly, khai thác cát đồi ở Trại Hầm, sản xuất đá hộc, đá chẻ ở Prenn, Dinh 3, Tà Nung, đá phong hóa (đá thối), cao lanh, bentonit các loại,…  với 26 cơ sở và 701 lao động (năm 2006). Phần lớn là lao động thủ công, giản đơn, tập trung trong nghề sản xuất gạch ngói, khai thác đá, cát sỏi, cao lanh,...

SỐ CƠ SỞ VÀ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC
(1995 – 2006)

Năm

1995

1998

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số cơ sở

2

4

4

13

18

21

24

26

Lao động

 

24

 

739

662

637

608

701

Giá trị thực tế  (triệu đồng)

 

 

 

 

43.469

60.856

70.992

65.067

 

 2.1.1 Khai thác đá, cát

Nghề khai thác đá chẻ tập trung ở các vùng phía tây Đà Lạt, nằm dọc theo tuyến giao thông từ trung tâm Đà Lạt đi về xã Tà Nung, Sòng Sơn (phường 4), trong đó mỏ đá Cam Ly đã được khai thác từ trước năm 1975 đến nay, còn các mỏ đá Sòng Sơn và dọc theo đường đi Tà Nung mới được khai thác trong khoảng 20 - 25 năm trở lại đây và chủ yếu là đá mồ côi.

Xí nghiệp điển hình trong lĩnh vực khai thác đá xây dựng ở quy mô lớn là Xí nghiệp Đá thành lập từ năm 1976 với số lao động ban đầu là 120 người, năm 1986 đổi tên thành Xí nghiệp Đá Cát. Sản lượng trung bình hàng năm 10.000 m3 đá. Thời kỳ 1986-1994 sản lượng đạt cao nhất là 50.000 m3 đá chẻ các loại và 20.000 m3 cát xây dựng.

Năm 1995, Xí nghiệp Đá Cát, Xí nghiệp Gạch, Xí nghiệp Cung ứng Vật liệu Xây dựng sáp nhập lại thành Công ty Vật liệu Xây dựng với tổng số lao động là 307 người.

Sản phẩm chính của công ty là đá 5x7, đá dăm 1x2 (100.000 m3/năm), đá dăm nước, gạch nung theo công nghệ lò tuynen (35,6 triệu viên), sản xuất cao lanh,…

Công ty trách nhiệm hữu hạn 6/12 thành lập tháng 5 năm 1995 với lao động thường xuyên 30 người, áp dụng công nghệ sản xuất máy móc kết hợp thủ công; sản phẩm chính là đá 5x7, đá 1x2, đá chẻ các loại, đá lôka. Năm 1999, công ty ngưng khai thác sản xuất đá và chuyển đổi sang ngành nghề xây dựng.

SẢN LƯỢNG KHAI THÁC ĐÁ CÁC LOẠI (1996 – 2006)

Năm

1996

1998

2002

2004

2006

Sản lượng (m3/năm)

6.000

22.000

62.000

204.000

84.000

2.1.2       Khai thác cao lanh

Cao lanh Đà Lạt được đánh giá có chất lượng tốt và là khoáng sản quý ở khu vực phía Nam. Theo kết quả điều tra địa chất tỷ lệ 1/200.000, Đà Lạt có 2 khu mỏ cao lanh lớn là Trại Mát và Datanla.

Mỏ Trại Mát nằm cách Đà Lạt 12,5 km về phía đông nam. Toàn bộ mỏ đã được thăm dò tỉ mỉ năm 1986 với trữ lượng 33 triệu tấn. Mỏ Trại Mát có nơi dày tới 40m, cao lanh màu trắng, trắng xám, chất lượng đạt yêu cầu cho công nghiệp gốm sứ.

Về tính chất công nghệ của quặng, các nghiên cứu mẫu công nghệ và sản xuất thử nghiệm đã khẳng định tính ưu việt của cao lanh Trại Mát trong công nghiệp sản xuất gạch samốt, thích hợp để sản xuất sứ điện, sứ vệ sinh và sứ dân dụng, có thể sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy trắng và sứ cao cấp.

Năm 1972-1973, Công ty đồ gốm Thiên Nhiên hoạt động tại Trại Mát, được trang bị 27 máy móc, sử dụng 36 công nhân, sản xuất khoảng 207.000 đơn vị sản phẩm các loại mỗi năm.

Mỏ Datanla (Prenn) nằm cách Đà Lạt 7km về phía nam, được xác định trữ lượng 49 triệu tấn. Cao lanh Datanla có hàm lượng Al203 thấp (<30%) nên được dùng để sản xuất gốm sứ cao cấp, chất độn tinh cho ngành sơn, cao su, chất dẻo,...

SẢN LƯỢNG KHAI THÁC CAO LANH VÀ BENTONIT CÁC LOẠI
(2003-2006)

 

2003

2004

2005

2006

Cao lanh (tấn/năm)

30.303

41.512

43.161

42.295

Bentonit các loại (tấn/năm)

2.359

6.100

15.933

22.707

2.1.3 Sản xuất gạch xây dựng

Trước 1975, Đà Lạt chỉ có các cơ sở sản xuất gạch nhỏ lẻ. Năm 1978, Hợp tác xã Công - Nông Prenn được thành lập, ngành nghề chính là sản xuất các loại gạch ngói với 245 xã viên và lao động thường xuyên từ 50 đến 60 người. Công nghệ sản xuất đơn giản chủ yếu bằng thủ công có máy đùn Diesel và đốt lò bằng củi, khai thác nguyên liệu tại chỗ từ 18 ha đến 28 ha. Sản phẩm chính gồm gạch thẻ với sản lượng trung bình 800.000 viên/năm, gạch ống với sản lượng trung bình 1.500.000 viên/năm. Năm 1988, hợp tác xã giải thể vì chất lượng kém, kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm làm ra không đúng tiêu chuẩn.

Về sản xuất gạch bông, năm 1961 hãng gạch bông Ngọc Lâm được thành lập đầu tiên ở Đà Lạt, những năm 1965-1966 có thể sản xuất tối đa lên 1.200 viên/ngày. Năm 1973, nhu cầu tiêu thụ giảm, số gạch sản xuất giảm xuống 200 - 250 viên mỗi ngày. Đến năm 1974 thì ngưng hoạt động vì không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập từ Sài Gòn và các tỉnh khác.

Sau 1975, các cơ sở sản xuất gạch bông ngưng hoạt động do kinh tế khó khăn, nhu cầu xây dựng rất thấp. Từ 1985 đến 1998, các cơ sở bắt đầu phát triển trở lại với sản lượng bình quân mỗi năm từ 1,2 đến 1,5 triệu viên với kích thước 20 x 20 cm.

Từ năm 1999 đến nay, sản phẩm gạch bông được nhập nội từ rất nhiều nước nên ngành sản xuất gạch bông không cạnh tranh được về chất lượng, mẫu mã. Hiện nay chỉ còn cơ sở sản xuất HB, cơ sở Sáu Bình sản xuất có hiệu quả, sản lượng trung bình mỗi năm từ 100 đến 150 ngàn viên.

2.1.4 Khai thác thiếc

Thiếc sa khoáng tập trung nhiều nhất ở phía bắc Đà Lạt như Núi Cao, hồ Chiến Thắng và Hòn Bồ, tại các khu vực khác chỉ ở dạng sa khoáng.

Năm 1994-1995, việc khai thác ở các điểm quặng Núi Cao, hồ Chiến Thắng và Hòn Bồ được giao cho Công ty Khoáng sản Lâm Đồng và một số đơn vị khác có khả năng khai khoáng. Tuy nhiên, do việc hoàn nguyên môi trường không thực hiện đúng theo quy định và các đơn vị này không quản lý tốt các điểm quặng nên năm 1995 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Chỉ thị 04/CT-UB ngày 15-11-1995 về việc “đình chỉ khai thác, thăm dò, tận thu, tinh luyện, mua bán và lưu thông quặng thiếc trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương”.

2.2  Công nghiệp chế biến

2.2.1 Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Trước năm 1975, các sản phẩm chủ yếu của ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống ở Đà Lạt là chè, cà phê và dâu tây. Từ sau năm 1975 cho đến nay, ngành này đã phát triển với nhiều cơ sở mới và sản phẩm cũng đa dạng hơn như rượu vang, trà túi lọc, các loại mứt hoa quả,… với chất lượng và mẫu mã ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và phục vụ cho du khách.

SỐ LƯỢNG CÁC CƠ SỞ, LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
(GIÁ THỰC TẾ) CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG

 

Năm

1995

1996

1997

1998

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số cơ sở

197

219

189

219

243

216

169

208

200

167

Lao động (người)

958

1.144

1.657

1.318

1.459

-

1.515

2.000

2.228

2.318

Giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng)

-

-

-

-

-

-

146.056

222.247

312.645

599.181

Chế biến chè

Nghề trồng và chế biến chè tại Đà Lạt được hình thành rất sớm (từ năm 1927) tại vùng Cầu Đất  (Xuân Trường) ở cao độ 1.600m và cơ sở đầu tiên là Sở trà Cầu Đất, nay là Công ty cổ phần chè Cầu Đất.

Vùng trồng chè Cầu Đất được người Hà Lan khai phá năm 1922. Năm 1926, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho cây chè phát triển, người Pháp đã lập ra Sở trà Cầu Đất để trồng và chế biến sản phẩm chè đen. Năm 1962, Sở trà được nhượng lại cho Công ty trà Việt Nam với 80% phần hùn của các nhà xuất nhập cảng trà và 20% của các thương gia người Hoa ở Chợ Lớn. Công ty này hoạt động đến cuối năm 1969 thì ngưng vì lý do an ninh và sự xáo trộn thị trường trà ngoại quốc cũng như quốc nội. Năm 1971, Sở trà Cầu Đất hoạt động trở lại và đến năm 1975 được chuyển đổi thành Xí nghiệp chè Cầu Đất thuộc Công ty chè Miền Nam. Năm 2005, Xí nghiệp được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần chè Cầu Đất - Đà Lạt.

Sở trà Cầu Đất có diện tích khai thác 400ha đất, chia làm 26 lô. Nhà máy chế biến nằm ở lô cao nhất bao gồm: 1 nhà máy chính 3 tầng, dài 40m, ngang 25m, nhiều nhà phụ để xào trà, kho chứa và văn phòng.

Về thiết bị, nhà máy chính có 10 máy xay, 1 máy sấy, 1 máy sàng, 1 máy quạt, 1 phòng thí nghiệm, 1 phòng ươm và 1 máy phát điện.

 

 Chế biến chè đen

 

Năm 1993, nhà máy chè Cầu Đất được cải tạo nâng cấp, chuyển từ thiết bị Anh sang thiết bị Ấn Độ, giá trị đầu tư khoảng 300.000 USD.

Sản phẩm chính của Sở trà Cầu Đất trước đây là chè xanh và chè đen, trong đó chè xanh được tiêu thụ ở các thị trường nội địa và khu vực châu Á và châu Phi, còn chè đen được tiêu thụ ở châu Âu.

Cùng một giống chè tươi có thể chế biến thành chè xanh hay chè đen. Để chế biến thành 1kg chè đen hay chè xanh phải cần dùng 5kg chè tươi.

Cách làm chè đen như sau: Lá chè tươi được cho vào tuynen thành lớp dày khoảng 20-25 cm, có luồng hơi nóng độ 400 C thổi qua trong 4-5 giờ để lá chè héo. Sau đó, lá chè được chuyển qua máy vò và nghiền, rồi sang máy cắt và cuốn rời. Tiếp đó, máy sàng để phân loại chè cho đồng đều. Từ máy sàng ra, chè được đem vào phòng ủ với nhiệt độ khoảng từ 20-250C, ẩm độ từ 95-98 %. Trong  vòng 5 giờ, chè lên men đúng độ, có mùi thơm rõ rệt. Sau khi ủ, chè được đưa sang máy sấy để chặn đứng quá trình lên men trong khoảng 25-30 phút. Sấy xong, người ta dùng máy quạt bụi trà, lựa bỏ cọng và phân loại, rồi đóng trong những thùng bằng ván ép có lót giấy nhôm.

Sản phẩm trà đen được phân thành nhiều loại như F.O.P (Flowery Orange Pekoe), O.P (Orange Pekoe), B.O.P (Broken Orange Pekoe), B.O.P.F (Broken Orange Pekoe Fanning), P.F (Pekoe Fanning), F (Fanning), D (Dust), R (Residus).

Chè xanh xuất khẩu cũng được sản xuất tại các nhà máy lớn, thường được xuất sang một số nước châu Á. Về hình thức, chè xanh khô màu xanh lợt hoặc xanh nâu, có hoặc không bạch mao, nước chè pha có màu vàng hơi xanh đến vàng hung, có vị chát hơi đắng, đúng hương chè, bã chè màu xanh đều. Chè xanh dùng trong thị trường quốc nội được các nhà buôn chế biến lại cho thêm hương vị như  ướp sen, ướp sói rồi mới bán cho giới tiêu thụ. Thị trường chè xanh thường tập trung trong tay các thương gia người Hoa ở Chợ Lớn.

Trong những năm 1995-2000, cơ sở Bảo Gia tại Cầu Đất tổ chức thu mua và chế biến sản phẩm chè phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bình dân.

Hiện nay Công ty cổ phần chè Cầu Đất có vùng nguyên liệu 240 ha với các dòng chè LĐ97, TB14, Ô Long…

Từ năm 1995, vùng chè Cầu Đất đã được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty trách nhiệm hữu hạn Fusheng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Haiyih tham gia đầu tư sản xuất với các dòng chè Ô Long, Thuý Ngọc, Kim Tuyên, Tứ Quý để chế biến thành các sản phẩm chè cao cấp xuất khẩu, chủ yếu đáp ứng cho thị trường Đài Loan. Vùng nguyên liệu chè cao cấp Cầu Đất đến tháng 12-2006 đã đạt diện tích 235ha.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Fusheng đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến chè cao cấp tại Cầu Đất từ năm 1995 với quy mô đầu tư ban đầu là 20,3ha. Hiện nay, diện tích chè nguyên liệu đã đạt đến 50ha, trong đó có 30ha thực hiện theo mô hình liên kết đầu tư với nông dân. Các giống chè đang được đầu tư phát triển là chè Ô Long, Tứ Quý, Kim Tuyên.

Chế biến chè cao cấp

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn Haiyih là đơn vị tách ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Fusheng năm 2002 với diện tích ban đầu là 9,3ha. Đến 2006, Công ty Haiyih đã có 29ha chè chuyên canh và liên kết đầu tư sản xuất, thu mua sản phẩm chè nguyên liệu với 125ha và 346 hộ nông nghiệp. Trong năm 2005, Công ty Haiyih đã xuất sang Đài Loan được 31 tấn chè thành phẩm và 9 tháng năm 2006 đã xuất khẩu được 48 tấn.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÈ NGUYÊN LIỆU CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG (2002-2006)

Stt

Đơn vị đầu tư

Diện tích trồng chè nguyên liệu cao cấp (ha)

Tổng cộng

2002

2003

2004

2005

2006

1

Công ty TNHH  Fusheng

11

10

-

-

-

21

2

Công ty TNHH Haiyih

9

-

20

-

-

29

3

Công ty cổ phần chè Cầu Đất

-

-

6

10

14

30

4

Hộ nhân dân

-

30

35

43

47

155

 

Cộng

21

40

61

53

61

235

 Công ty TNHH Trà Vĩnh Tiến thành lập năm 1996, trụ sở hoạt động tại 39-41 Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt. Công ty TNHH Trà Vĩnh Tiến kinh doanh các sản phẩm trà chế biến có hoặc không có hương liệu, sản phẩm chính là trà atisô túi lọc, hòa tan, trà bột; các loại trà thảo dược túi lọc Hà Thủ Ô, Cỏ Ngọt, Khổ Qua, Linh Chi, Trái Nhàu, Rong Biển, Tim Sen,… đặc biệt trà thanh nhiệt, atisô và cà phê túi lọc.

 

 Đây là các sản phẩm có chất lượng cao, sang trọng, rất tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với cuộc sống hiện đại, là thức uống giải khát rất có lợi cho sức khỏe. Mỗi loại trà đều có những công dụng thiết thực. Năm 2005, Công ty TNHH Trà Vĩnh Tiến phát triển thêm lĩnh vực chế biến rượu vang.

Ngoài các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm chè nêu trên, Đà Lạt còn nhiều cơ sở tư nhân hoạt động với quy mô vừa và nhỏ như:

- Cơ sở trà Ngọc Duy, 6 Tăng Bạt Hổ;

- Cơ sở trà gừng Hlong, 18C Hai Bà Trưng;

Cơ sở trà Nguyên Thái Trang, 1 Phan Đình Phùng;

Cơ sở trà Ngọc Thảo, 143 Y Dinh;

- Cơ sở trà atisô Đất Việt, 1C Nguyễn Khuyến.

SẢN PHẨM CHÈ CHẾ BIẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

(1995-2006)

Năm

1995

1996

1998

2002

2004

2006

Sản lượng (tấn/năm)

7

9

7

4

47

50

 Chế biến cà phê

Cây cà phê bắt đầu được trồng ở Ðà Lạt vào những năm 1930 và sau đó được mở rộng ở  nhiều vùng nông nghiệp của Đà Lạt như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, phường 5, phường 7, phường 10,… Diện tích trồng cà phê tại Đà Lạt thay đổi theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Theo thống kê, năm 2006, Đà Lạt có khoảng 3.500 ha cà phê tập trung tại 3 xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung. Ước tính mỗi năm Đà Lạt thu hoạch khoảng 10.000 tấn cà phê nhân.

Vào những năm 1990 - 1993, tình hình sản xuất cà phê bị biến động bởi sự cạnh tranh của cây dâu tây. Tuy nhiên, từ năm 1994 đến năm 1998, do giá tiêu thụ cà phê hạt trên thị trường tăng cao, mức kỷ lục là 45.000 đồng/kg cà phê nhân vào năm 1995, nên diện tích cà phê trồng mới tăng rất nhanh.

Chủng loại cà phê được trồng tại Đà Lạt trước đây chủ yếu là cà phê Robusta, từ những năm 1990 đã được cải tạo và thay thế bằng cà phê Arabica với các dòng Moka, Catura, Catimor, Bourbon,… Chất lượng cà phê hạt của Đà Lạt được đánh giá rất cao trên thị trường, nhất là cà phê Moka do có mùi thơm đặc biệt.

Cùng với sự phát triển của cây cà phê, nghề chế biến cà phê đã xuất hiện ở Ðà Lạt từ khá sớm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và chế biến cà phê rang tại Ðà Lạt đã trở thành một nghề kinh doanh từ năm 1954.

Trước năm 1975, Ðà Lạt có 5 cơ sở chế biến cà phê rang nổi tiếng là Lễ Ký, Cao Nguyên, Tùng, Ðà Lạt và Sao, phục vụ cho nội tiêu. Sau 1975, cùng với sự phát triển của công nghiệp quốc doanh, các cơ sở chế biến cà phê ngoài quốc doanh cũng phát triển, năng lực sản xuất được nâng lên. Năm 2000, sản lượng cà phê chế biến từ các cơ sở này đạt 232,5 tấn.

Cơ sở chế biến trà và cà phê Lễ Ký (230 Phan Đình Phùng) được hình thành vào năm 1954. Ban đầu cơ sở này chỉ là hộ sản xuất nhỏ, chủ yếu là làm gia công chế biến nên sản lượng sản xuất ra trong năm không đáng kể, mỗi ngày bán ra 15kg cà phê bột và tiêu thụ ngoài tỉnh được 2.500kg mỗi tháng.

Trong thời gian trước 1975 đến năm 1985, cơ sở Lễ Ký vừa sản xuất vừa  gia công cà phê và trà. Năm 1986, cơ sở này cùng với một số hộ cá thể khác thành lập tổ hợp làm gia công. Công nghệ sản xuất của cơ sở này là thiết bị rang thô sơ và thủ công. Sản phẩm chính là cà phê bột với sản lượng từ 4 - 5 tấn/năm. Tổ hợp tác này tồn tại được một năm thì ngưng hoạt động.

Năm 1988, cơ sở trà cà phê Lễ Ký được tái lập với hình thức cơ sở sản xuất cá thể, lao động bình quân 12 người trong năm, công nghệ sản xuất máy móc đơn giản, nguồn cung cấp nguyên liệu trong tỉnh Lâm Đồng, sản phẩm chính là cà phê bột và trà ướp hương. Sản lượng cà phê bột đạt 800 kg/năm, trà ướp hương 400 kg/năm và trà sơ chế 350 kg/năm. Các sản phẩm này được tiêu thụ trong thị trường nội địa.

Hiện nay cơ sở trà và cà phê Lễ Ký đã mở rộng hoạt động với sản lượng sản xuất cà phê bột lên đến 40 tấn/năm, sản phẩm trà ướp hương và trà sơ chế đạt 30 tấn/năm, trong đó sản lượng gia công cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Vượng Phát là cà phê bột: 28 tấn/ năm; trà ướp hương và trà sơ chế: 19 tấn/năm.

Cơ sở chế biến cà phê Nghiêm Bá Thi thành lập năm 1983 với lao động ban đầu là 5 người, nguồn cung cấp nguyên liệu tại địa phương trong tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắc Lắc. Năm 1983 doanh thu 3.000.000 đồng/năm, sản phẩm chính là cà phê bột, sản lượng: 2.000 kg/năm. Đến năm 2000, doanh thu 400.000.000 đồng/năm, sản lượng: 15.000 tấn/năm. Đến nay, cơ sở vẫn đang tiếp tục sản xuất, mở rộng thêm nhiều mặt hàng và mẫu mã mới.

Ngoài những cơ sở nổi tiếng trên, hiện nay ở Đà Lạt còn có nhiều cơ sở rang xay cà phê và chế biến trà như Vĩnh Ích, Song Long, Thái Bảo của Công ty TNHH Quảng Thái,…

SẢN PHẨM CÀ PHÊ CHẾ BIẾN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC (1995-2006)

 

Năm

1995

1996

1998

2002

2004

2006

Sản lượng (tấn/năm)

6

8

5

80

118

211

 Sản xuất rượu, bia, nước giải khát

Xí nghiệp rượu Đà Lạt được thành lập năm 1979, là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực chế biến đồ uống. Trong thời điểm này, công nghệ sản xuất và thiết bị chế biến chỉ ở mức trung bình kết hợp thủ công. Số lao động ở thời kỳ mới thành lập từ 30 - 35 người. Xí nghiệp rượu Đà Lạt sản xuất các loại rượu chát, rượu vang, rượu thanh yên, rượu mận, rượu dâu,… với sản lượng bình quân trong năm là vài chục ngàn lít.

Năm 1995, Công ty Thực phẩm Lâm Đồng bắt đầu phát triển thêm sản phẩm bia hơi với sản lượng từ 1,5 đến 2 triệu lít/năm.

Tháng 12-2003, Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS). Sản phẩm chính của công ty tại thời điểm này là bia hơi được tiêu thụ ở Đà Lạt, các huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.

Cũng trong thời gian này, công ty đã đầu tư phát triển sản phẩm rượu vang, rượu chát mang nhãn hiệu Đà Lạt  và sản xuất chế biến nhân hạt điều xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở trong và ngoài nước, được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Công ty có 1 nhà máy và 1 phân xưởng sản xuất, chế biến nhân hạt điều xuất khẩu và 1 nhà máy sản xuất rượu vang Đà Lạt. Trụ sở chính của công ty ở tại số 4B Bùi Thị Xuân, phường 2, thành phố Đà Lạt.

Nhà máy chế biến rượu vang Đà Lạt đặt  tại số 31 Ngô Văn Sở, thành phố Đà Lạt, công suất chế biến 2 triệu lít/năm với công nghệ châu Âu. Sản phẩm chính là rượu vang Đà Lạt, rượu chát Đà Lạt, các loại rượu cao độ, các sản phẩm chế biến từ các loại trái cây đặc sản Đà Lạt (các loại nước ép quả mang nhãn hiệu AVIA, rượu nhẹ độ có gaz AVIVA).

Vang Đà Lạt là sản phẩm đồ uống nổi tiếng của Đà Lạt từ trước năm 1975. Vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất thường từ trái cây tươi như nho, mận..., nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm. Trước 1975, hãng rượu Farraut được ông Nguyễn Hữu Đức thành lập. Ông dùng loại dâu tằm mang từ Pháp để làm ra rượu vang. Rất nhiều người Đà Lạt đều biết và làm được rượu vang, chỉ khác kỹ thuật chưng cất.

Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, do nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Đà Lạt tăng cao nên đã hình thành một số cơ sở tư nhân sản xuất bia lên men, nước giải khát có gaz như: Lộc Thọ, Bia số 1, Bia số 9, Cây Thông, Sơn Hà,…

Cơ sở Bia Lộc Thọ thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1989, lao động bình quân 20 người/năm. Nguyên liệu sản xuất chính là lúa mạch nhập từ Quảng Ngãi. Cơ sở Bia Lộc Thọ sản xuất hai loại sản phẩm là bia chai với  sản lượng 438.000 chai/năm và nước giải khát với sản lượng 57.600 chai/năm. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở Đà Lạt và một số huyện lân cận, đến năm 1992 thì cơ sở ngưng hoạt động.

Cơ sở sản xuất Bia số 1 bắt đầu hoạt

động từ năm 1989 với 30 lao động, công nghệ sản xuất thủ công, nguyên liệu sản xuất chính là đại mạch, houblon, gạo, mầm lúa, men. Sản lượng sản xuất năm đầu tiên chỉ đạt 36.000 chai nhưng đến những năm 1992-1993 đã tăng gần gấp 4 lần với 120.000 chai. Sau đó hoạt động của cơ sở này giảm dần chỉ còn 60.000 chai và ngưng hoạt động năm 1995 do không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại của các đơn vị sản xuất tiên tiến hơn.

SẢN PHẨM BIA CÁC LOẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
(1995-2006)

Năm

1995

1996

1998

2002

2004

2006

Sản lượng (1000 lít/năm)

180

420

-

694

492

481

Chế biến thực phẩm

Xí nghiệp thực phẩm Lâm Đồng được thành lập năm 1977, sản phẩm chính là xì dầu với sản lượng trung bình mỗi năm từ 100.000 lít đến 200.000 lít. Năm 1982, xí nghiệp phát triển thêm sản phẩm dầu ép, đậu khuôn,… Nguồn nguyên liệu được nhập từ tỉnh Đắc Lắc, Bình Phước và một số tỉnh khác. Sản phẩm làm ra được giao cho cửa hàng thương nghiệp. Đến năm 1985, xí nghiệp không còn sản xuất đậu khuôn,  chỉ sản xuất nước chấm và dầu ép.

Năm 1990, Xí nghiệp Thực phẩm Lâm Đồng và Xí nghiệp Rượu Đà Lạt sáp nhập thành Công ty Thực phẩm Lâm Đồng với sản phẩm chính là nước chấm và dầu ép, đồng thời công ty cũng sản xuất nhân hạt điều với sản lượng 450 tấn/năm (sản phẩm xuất khẩu đạt 300 tấn/năm). Nhân hạt điều được xuất khẩu qua các nước như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Úc, Canada. Trong những năm gần đây, xuất khẩu qua thị trường Mỹ là nhiều nhất. Số còn lại tiêu thụ trên thị trường trong nước và cung cấp cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo.

Chế biến rượu, mứt hoa quả

Cùng với sự hình thành và phát triển của Ðà Lạt, nghề trồng cây ăn quả đã dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế của địa phương. Dâu tây, hồng, mận, đào,... đã trở thành những loại quả đặc sản của Ðà Lạt. Nhu cầu tiêu dùng của du khách rất đa dạng nên người Ðà Lạt cũng có thêm nghề mới là chế biến các loại hoa quả đặc sản thành rượu, mứt, xirô, kẹo và các sản phẩm khác.

Năm 1959, cơ sở chế biến dâu tây và một số loại quả của ông Viên Phú được hình thành ở đường Duy Tân (nay là đường Ba tháng Hai). Ðến năm 1963, có thêm cơ sở Tám Thanh tại đường Hàm Nghi (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Cho đến năm 1975,  Ðà Lạt vẫn chỉ có hai cơ sở này hành nghề chế biến rượu dâu và làm mứt, trong đó cơ sở Viên Phú chuyên làm rượu nặng độ với số lượng lớn, còn cơ sở Tám Thanh chuyên sản xuất rượu nhẹ độ với số lượng ít hơn.

Kỹ thuật làm rượu dâu không phức tạp lắm. Chọn những quả dâu tươi, không bị dập nát, rửa sạch, xóc đều với đường theo tỷ lệ 1kg dâu với 300 gam đường; sau đó cho vào lu sành (không dùng lu nhựa vì ảnh hưởng đến mùi vị của dâu) và ướp trong vòng một tháng. Sau thời gian ướp, trong lu hình thành nước cốt dâu trong và đỏ sậm. Nước cốt dâu được chắt riêng rồi đổ rượu gạo loại 400 vào lu, cứ nửa lu dâu thì đổ đầy lu rượu, ngâm như thế thật lâu, càng lâu rượu sẽ càng ngon. Rượu được lọc có màu đỏ trong vắt và vị thơm ngon, sau đó đóng chai và dán nhãn để bày bán.

Ngoài dâu tây là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới được du nhập vào từ hồi đầu thế kỷ, Ðà Lạt còn có nhiều loại mận hiện đang trồng nhiều ở Trại Hầm, Trạm Hành. Mận Ðà Lạt có màu đỏ tím hoặc đỏ vàng, vị chua, hơi chát và đắng, dùng ăn tươi hoặc làm mứt, xí muội mận hay ngâm rượu.

Cách làm rượu mận cũng tương tự như làm rượu dâu nhưng làm mứt mận cầu kỳ hơn. Phải lựa những quả lớn chín đều nhưng còn cứng, rửa sạch rồi dùng dao sắc khứa quanh quả thành những vòng tròn, đem ngâm nước muối. Mận ngâm một tuần, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước vôi trong khoảng một ngày cho cứng. Sau đó, rửa sạch nước vôi rồi đem luộc, khi nước vừa sôi thì vớt ra. Cứ 1 kg mận luộc cho vào 850 gam đường, xóc đều rồi đem rim nhỏ lửa. Mứt có màu đỏ sậm, ngọt dịu; đường keo trong và mùi thơm hấp dẫn.

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, rượu dâu và rượu mận là những đặc sản của Đà Lạt. Về sau, người ta làm thêm các loại mứt dâu tây và mận. Các sản phẩm này đã từng được bạn hàng tiêu thụ ở Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Sài Gòn từ lâu.

Rượu dâu tằm chế biến từ quả dâu tằm mới được sản xuất từ năm 2003 với nhãn hiệu Vang Đà Lạt của Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng.

 Một sản phẩm khác là mật dâu được làm từ nước cốt dâu. Nước cốt dâu sau khi thêm đường được nấu trên lửa nhỏ cho bớt nước đến sánh lại rồi đóng chai. Mật dâu được dùng như xirô để pha vào rượu hoặc pha thành nước giải khát, thường được khách các tỉnh xứ nóng mua về dùng. Trước kia, mật dâu cũng có thời gian được Xí nghiệp Rượu Đà Lạt dùng làm nguyên liệu để chế biến các loại rượu mùi nhẹ độ ở quy mô công nghiệp.

Sau năm 1975, nghề làm mứt và rượu hoa quả ở Ðà Lạt phát triển hơn trước với sự ra đời nhiều cơ sở mới. Số lượng các tổ hợp tác, hộ gia đình tham gia nghề này vào những năm 1979-1984 tăng mạnh. Việc sản xuất lúc đó cũng có một số khó khăn như: nguồn nguyên liệu hạn chế, các quy định của Nhà nước về giá cả, nơi tiêu thụ, nguồn cung cấp chất đốt, các quy định về kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như đăng ký, kiểm tra chất lượng,...

Ngoài các sản phẩm truyền thống như mứt dâu, mứt mận, mứt  đào, rượu dâu,… hiện tại Đà Lạt có khoảng 80 hộ chuyên chế biến, sản xuất các mặt hàng mứt xoài, me, tắc, đậu trắng, cà chua, cherry, kiwi, xí muội các loại, khoai lang dẻo, khoai lang gừng,... Việc bao gói cũng đa dạng, tiện lợi và trình bày mỹ thuật hơn.

Có thể nói, nghề chế biến các sản phẩm từ hoa quả đặc sản đã thực sự trở thành một nghề mang nét rất riêng của Ðà Lạt.

2.3    Sản xuất lâm sản

2.3.1 Sản xuất sản phẩm gỗ

Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng. Vì thế, các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh đến việc bảo vệ và phát triển rừng chứ không chú trọng đến khai thác kinh tế.

Trước năm 1975, rừng thông Tuyên Đức đóng một vai trò đáng kể trong việc khai thác và phân phối gỗ.

Việc khai thác gỗ thông tại Đà Lạt – Tuyên Đức được thực hiện từ năm 1927 với khoảng 3.000 m3/năm. Năm 1931 đã xuất hiện những xưởng chế biến gỗ đầu tiên tại Đà Lạt. Mức độ khai thác gỗ thông tăng dần, năm 1941 là 15.000m3. Năm 1962, Công ty giấy Việt Nam bắt đầu khai thác gỗ thông ba lá để làm nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai. Ngoài ra còn cung cấp cho nhà máy giấy COGIVINA, nhà máy diêm của Công ty SIFA, nhà máy tăm tại Sài Gòn, nhà máy tẩm và làm trụ điện tại Phan Rang,... và một phần được xuất cảng.

Theo số liệu thống kê, sản lượng gỗ khai thác tại Tuyên Đức tăng từ 53.076m3 năm 1969 lên đến 114.712m3 năm 1973, trong đó gỗ thông xuất khẩu tăng nhanh từ 1.000m3 năm 1970 lên tới 90.291m3 vào năm 1973, chiếm 78% tổng sản lượng gỗ khai thác. Gỗ thông xuất cảng dưới hình thức gỗ tròn sang các thị trường Nhật Bản và một ít sang thị trường Hồng Công.

Về công nghiệp chế biến gỗ, các xưởng cưa xẻ gỗ là cơ sở hoạt động chủ yếu tại địa phương. Theo tài liệu của Ty Thủy lâm Tuyên Đức, trong năm 1973, có 35 xưởng cưa được cấp giấy phép hành nghề, nhưng chính thức hoạt động là 27 xưởng. Đến cuối năm 1973 chỉ còn 14 xưởng hoạt động và đến đầu năm 1974 có 85 % số xưởng tạm ngưng. Số máy móc trang bị trong các xưởng cưa này là 100 máy cưa CD4 dùng cưa gỗ tròn, 105 máy cưa mâm dùng cưa các bìa cây.

XƯỞNG CƯA ĐÀ LẠT – TUYÊN ĐỨC (1969-1973)

Năm

1969

1970

1971

1972

1973

Xưởng cưa được phép hành nghề

27

28

30

33

35

Xưởng cưa chính thức hoạt động

24

27

26

27

27

Máy cưa CD4

60

69

78

85

100

Máy cưa mâm

53

57

74

85

105

Trong những năm 1969-1971, các xưởng cưa này tiêu thụ một khối lượng gỗ tròn từ 40 - 50 ngàn m3 mỗi năm, nhưng về sau lượng gỗ này giảm dần, đến năm 1973 chỉ còn 17.032 m3, chủ yếu do việc xuất cảng gỗ thông đã gia tăng mạnh mẽ trong khi sắc mộc khai thác chính tại lâm phần Tuyên Đức lại là gỗ thông.

Về mặt kỹ thuật, động cơ dùng để chạy các máy CD4 là loại máy xe hơi cũ chạy xăng hay dầu cặn được sửa lại hoặc đôi khi chạy bằng động cơ điện. Các xưởng cưa sản xuất được khoảng 60% gỗ thành phẩm còn 30-40% cây bìa, mạt cưa, bìa vụn,... không mang lại lợi ích đáng kể. Năm 1975, Đà Lạt chỉ còn 3 xưởng cưa hoạt động : Thuận Thành và Thiện Nghĩa ở đường Phan Đình Phùng, Ngọc Dung ở đường Hùng Vương.

Sau năm 1975, rừng thông Đà Lạt đã được quản lý tương đối chặt chẽ hơn với các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương nhằm mục tiêu bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng.

Từ khoảng năm 1984-1988, một số diện tích rừng thông Đà Lạt được khai thác lấy nhựa và gỗ theo phương thức khai thác trắng đến đâu tổ chức trồng rừng đến đó. Tuy nhiên, quy trình khai thác này không được thực hiện một cách đầy đủ nên diện tích rừng thông tự nhiên của Đà Lạt bị suy giảm đáng kể.

Năm 1994, Công ty Luckpile được thành lập, là một công ty đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực khai thác và chế biến ván ghép, ván sàn xuất khẩu sang Indonesia, sử dụng nguyên liệu gỗ thông ba lá. Công ty có nhà máy chế biến tại phường 11. Công ty Luckpile chỉ hoạt động đến năm 1999 thì đóng cửa do chủ trương “đóng cửa rừng” của Nhà nước.

Hiện nay Đà Lạt vẫn còn một số xưởng cưa hoạt động với nguồn gỗ chính là gỗ tận thu, tỉa thưa rừng trồng theo kế hoạch hàng năm của ngành lâm nghiệp. Sản lượng gỗ xẻ hàng năm khoảng trên dưới 2.000 m3.

CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM GỖ (2001-2006)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ

26

7

10

8

8

10

Số lao động (người)

-

125

244

136

77

57

Sản lượng gỗ xẻ (m3)

-

3.000

3.000

4.000

3.000

-

Giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng)

-

-

5.799

9.400

4.689

6.098

2.3.2 Sản xuất, gia công đồ mộc gia dụng

Lĩnh vực sản xuất, gia công đồ mộc gia dụng là một lĩnh vực khá phát triển tại Đà Lạt trong những năm gần đây với nguyên liệu là ván ép, ván okai,… Sản phẩm gia dụng cũng nhanh chóng bắt nhịp với nhiều mẫu mã mới lạ, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Ngành sản xuất đồ mộc gia dụng tại Đà Lạt đã hình thành một loạt cơ sở với các cửa hàng kinh doanh tại đường Ba tháng Hai như: Trương Tuấn Nuôi, Đức Thành, Thành Đạt, Đại Nam, Cao Minh, Thanh Tùng, Phương Nam,…

CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ MỘC GIA DỤNG (2001-2006)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng

26

7

10

8

8

10

Số lao động (người)

103

40

-

-

-

-

Sản lượng  (cái)

-

1.886

2.881

2.402

5.303

2.721

Giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng)

-

-

3.141

5.231

4.293

3.021

 2.4   Công nghiệp in

Công nghiệp in tại Đà Lạt được hình thành từ nửa đầu thế kỷ XX với các nhà in Đà Lạt (Imprimerie de DaLat), Verdun, Lâm Viên, Trí Hương.

Năm 1944, Sở Địa dư Đông Dương với nhiệm vụ chính là biên tập, vẽ và in bản đồ phục vụ cho ba nước Đông Dương dời lên Đà Lạt. Ngày 1-4-1955, Sở Địa dư Đông Dương đổi tên thành Nha Địa dư Quốc gia.

Sau năm 1975, Nha Địa dư Quốc gia được đổi thành Xưởng in II, trực thuộc Cục Bản đồ do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý.

Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính là thiết lập, biên tập, in các loại bản đồ,..., Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt còn nhận in sách, báo chí, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa,...

Sau năm 1975, ngành Văn hoá - Thông tin tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận 6 xưởng in tư nhân và thành lập 1 cơ sở in gọi là Nhà in Văn hóa, đóng tại số 4 Hồ Tùng Mậu, Đà Lạt.

Năm 1979, Bộ Văn hóa giúp trang bị thêm 2 máy in offset, Xí nghiệp in quốc doanh Lâm Đồng được thành lập đóng tại số 4-6 Huyền Trân Công Chúa. Đây là doanh nghiệp nhà nước với 40 lao động, công nghệ in ấn bằng typo, offset. Sản phẩm chính là sách giáo khoa, biểu mẫu các loại, báo, tạp chí,...

Năm 1993, đơn vị chuyển đổi thành Xí nghiệp in Lâm Đồng với 50 lao động, công nghệ in ấn bằng kỹ thuật offset. Năm 2000, xí nghiệp sản xuất 89 triệu trang in sách giáo khoa, 61 triệu trang biểu mẫu các loại, báo và tạp chí,… Trụ sở đóng tại 122 Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt.

Năm 2000, Xí nghiệp in Lâm Đồng sáp nhập với Công ty phát hành sách Lâm Đồng thành Công ty in và phát hành sách Lâm Đồng, vừa tổ chức các hoạt động in ấn vừa phát hành sách. Năm 2006, thực hiện cổ phẩn hóa, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần in và phát hành sách Lâm Đồng với 165 lao động, có xưởng in đóng tại 74 Ngô Quyền và Trung tâm phát hành sách tại Khu Hòa Bình Đà Lạt.

 

Ngoài Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt và Công ty cổ phần in và phát hành sách Lâm Đồng, trong những năm gần đây hoạt động photocopy tại Đà Lạt phát triển mạnh với nhiều cơ sở tư nhân. 

CƠ SỞ IN VÀ PHOTOCOPY (2001-2006)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Cơ sở in và photocopy

12

15

17

16

20

22

Số lao động (người)

-

135

182

177

181

120

Sản lượng trang in (triệu trang)

-

45

59

71

275

1.859

Giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng)

-

-

3.965

4.101

7.094

8.369

 

2.5    Sản xuất sản phẩm dệt, đan, thêu, may

2.5.1 Ngành dệt

Ngành dệt tại Đà Lạt không phát triển. Sản phẩm dệt chủ yếu là hàng thổ cẩm của người dân tộc bản địa.

Ùi là tấm chăn được dệt bằng bông, nguyên liệu lấy từ xã Đinh Văn, các sợi bông được nhuộm bằng vỏ cây. Màu xanh dương được nhuộm bằng cây trum, màu xanh nhạt nhuộm bằng cây trơmia, màu đỏ nhuộm bằng cây dòng, màu vàng nhuộm bằng cây rơmit, màu đen nhuộm bằng  cây tơliă.

Sản phẩm dệt loại nhỏ có 2 kích thước 0,4 x 1,8 m và 0,6 x 2 m. Thời gian dệt mỗi tấm từ 1 đến 3 ngày.

Sản phẩm dệt loại lớn có 2 kích thước 1,2 x 2 m và 1,2 x 3 m. Thời gian dệt mỗi tấm 5 ngày.

Nguyên liệu được trồng trên đất thổ cư, thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 10, tỉa chung với lúa mùa; sau khi thu hoạch đem phơi nguyên cây để lấy bông, đánh bông tơi rồi xe thành từng lọn, đánh thành chỉ.

Phương pháp nhuộm: Ngâm trong lu lèn bằng nước sôi trong thời gian 15 ngày rồi vớt ra vắt; lấy vỏ sò, hến nung lửa để lấy vôi đánh vào trong nước ngâm lá 4 ngày, sau đó chắt nước sạch, còn phần xác đọng lại tiếp tục ngâm 1 ngày 1 đêm, xong lấy ra để trong 1 đĩa bằng tre trong thời gian 1 tháng. Sau cùng ngâm vào nước nhuộm 3 lần thành nguyên liệu dệt ùi.

2.5.2       Nghề đan len

Do khí hậu lạnh nên nghề đan len đã phát triển ở Ðà Lạt từ lâu với đội ngũ thợ đan len đông đảo có trình độ tay nghề cao.

Gia công các sản phẩm len cũng được coi là một nghề rất riêng của thành phố Ðà Lạt. Từ năm 1965, ở Ðà Lạt đã thành lập được những xưởng đan len tư nhân có thể sản xuất từ 1 đến 1,2 triệu sản phẩm hàng năm, phục vụ cho thị trường nội địa.

Ðến Ðà Lạt, du khách dễ nhận thấy các mặt hàng len hết sức đa dạng và rất đẹp, thích hợp với yêu cầu thẩm mỹ của mọi giới tiêu dùng. Từ năm 1975 đến nay, nghề đan len Ðà Lạt phát triển mạnh, các sản phẩm đan len được xuất sang các nước châu Âu, Nhật, Ðài Loan. Nghề này hiện đang thu hút được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước, góp phần giải quyết một phần việc làm cho nhân dân địa phương.

Trước năm 1975, số nhà sản xuất hàng len ở Đà Lạt được chia thành hai loại: nhà sản xuất có cửa hiệu và nhà sản xuất không có cửa hiệu.

Số nhà sản xuất có cửa hiệu như tiệm Trang Nhã (1960), Võ Thành (1960), Minh Phương (1969),… với hoạt động chính là bán áo len làm sẵn, sản xuất áo len do khách hàng đặt, bán một số dụng cụ trong nghề đan len như kim đan, nút áo,… ngoài ra còn nhận dạy nghề đan cho những ai muốn học.

Một số cửa hiệu khác không nhận các áo len đặt mà chỉ cung cấp các áo len làm sẵn cho người tiêu thụ.

Số nhà sản xuất không có cửa hiệu chủ yếu là những người hoạt động riêng lẻ, rời rạc, nhận các đồ đan từ những tiệm buôn ở ngoài chợ, bỏ mối hay tự đan lấy.

Sản phẩm sản xuất được chia làm hai loại: áo len được làm sẵn để bán và áo len do khách hàng đặt. Về phương diện kỹ thuật, áo len cũng được phân biệt: áo được đan bằng tay hay đan bằng máy, do đó có sự khác biệt về giá thành giữa hai loại sản phẩm.

Nguyên liệu sản xuất áo len phần lớn do Công ty Vĩnh Thịnh sản xuất như: Red, Chameau,… Ngoài ra còn có một số len nhập từ Mỹ như Snow Ball, từ Nhật như Sydney, Mouton d’or, từ Anh như Jumper, Piccadilly, từ Úc như Australia, từ Pháp như Chat Botté, Marigold,… trong đó len của Pháp, Úc, Anh có phẩm chất tốt hơn các loại len khác.

Nhìn chung, trước năm 1975, Đà Lạt có rất ít máy đan len, chỉ có 1 máy Erka, 1 máy Trimac, 2 máy Singer và 2 máy Silver. Máy Erka của Pháp dùng vào việc đan các kiểu đặc biệt. Máy Silver và Singer chuyên việc đan tròn và pha màu. Máy Trimac được sử dụng trong việc đan các loại len to sợi.

Từ năm 1975, thị trường len phong phú, nghề gia công hàng len cũng phát triển theo. Trong những năm 1979-1980, bắt đầu hình thành những tổ nhóm và hợp tác xã đan len ở các phường (tập trung chủ yếu ở 6 phường nội thành), giải quyết lao động tại chỗ. Các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ cũng tham gia mở các cơ sở đan len tạo công ăn, việc làm cho nữ thanh niên.

Năm 1985, Đà Lạt thành lập Xí nghiệp đan len xuất khẩu là cơ sở được Công ty Ing Zesba (Đài Loan) hỗ trợ thiết bị, cung ứng nguyên liệu và đặt gia công sản phẩm. Xí nghiệp có  600 công nhân làm việc trực tiếp tại xưởng. Ngoài ra, còn có các vệ tinh tập trung hàng trăm lao động. Mỗi công nhân cũng có thể là đầu mối làm ăn cho hai, ba người hay năm, mười người khác bằng cách đứng ra nhận hàng làm chung. Người nhận chịu trách nhiệm về mẫu mã, kỹ thuật cũng như thời gian giao nhận hàng. Thị trường được mở rộng ở Hồng Công, Đài Loan và Singapore. Năm 1985, công ty xuất khẩu được 77.000 sản phẩm len.

Năm 1994, Công ty APEX Đà Lạt được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Anh quốc và Việt Nam. Công ty có  trụ sở  tại số 38 Trần Phú. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là đan len xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ với sản lượng 1,5 triệu sản phẩm/năm. Công ty có số lao động thường xuyên  trung  bình  800  người,  thời  kỳ cao

điểm đạt đến 1.500 lao động.

Năm 2000, Công ty TNHH Dệt Len Quốc Thịnh được thành lập tại 14 Bis Phạm Hồng Thái. Ngành hàng chính của công ty là sản phẩm dệt len. Công ty có tổng diện tích trên 1.500 m2 nhà xưởng với 200 công nhân. Năm 2005, công ty sản xuất 250.000 sản phẩm, trong đó hơn một nửa số lượng sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, số còn lại tiêu thụ tại chỗ.

SẢN PHẨM ĐAN THÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC (1995-2006)

Năm

1995

1996

1998

2002

2004

2006

Sản lượng (1.000 sản phẩm)

760

512

820

190

337

49.815

 2.5.3 Nghề thêu

Trước năm 1975, nghề thêu ở Đà Lạt chưa được biết đến như một nghề thực thụ, sản phẩm cũng không đa đạng.

Sau năm 1975, nghề thêu được phát triển và hàng thêu là một thế mạnh của Ðà Lạt. Tuy nhiên, do những biến động chung nên nghề thêu của Đà Lạt cũng chậm phát triển. Đến năm 1992, một cơ sở thêu tranh nghệ thuật với 20 nghệ nhân có trình độ đã đứng ra khôi phục ngành này và chuyển hướng mặt hàng, chủ yếu tập trung cho những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao như khăn bàn, áo gối, tranh,… được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng do nét thêu tinh xảo. Tranh thêu lụa là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các nghệ nhân thêu tay tại Đà Lạt và đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Tranh thêu tay là tác phẩm nghệ thuật, không chỉ đơn giản là cách lựa chọn và sắp xếp những khối chỉ mầu theo đường nét sẵn có mà còn phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Họa sỹ thiết kế mẫu vẽ bằng bút chì trên giấy can, sau đó tùy theo chủ đề và kích thước sẽ cùng thợ thêu chọn mầu, vải phù hợp, truyền tải mẫu vẽ lên nền vải, định hình bức tranh, rồi đến công đoạn thêu đòi hỏi sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân và thợ thêu. Họ phải nắm bắt được ý tưởng, những giá trị thẩm mỹ và sự phối mầu của họa sỹ.

Ðến nay, Ðà Lạt đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tiêu biểu là Hợp tác xã Hữu Hạnh và Công ty trách nhiệm hữu hạn XQ Ðà Lạt với những sản phẩm thêu trên lụa rất có giá trị về mặt nghệ thuật.

 Hợp tác xã Mỹ nghệ Hữu Hạnh
(1 Trương Công Định) được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là cơ sở tranh thêu Hữu Hạnh.

Đầu năm 1990, trong cuộc triển lãm về sản phẩm nghề truyền thống trên toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội, tranh thêu Hữu Hạnh đã nhanh chóng chinh phục được người thưởng lãm. Năm 1996, HTX Mỹ nghệ Hữu Hạnh tham gia triển lãm tại Osaka. Đến nay, HTX Mỹ nghệ Hữu Hạnh có hơn 100 lần tham gia triển lãm trong và ngoài nước với hàng nghìn tranh được bán.

Tranh thêu Hữu Hạnh có độ bền khá, chất liệu tốt, sắc màu dịu dàng, đầm ấm, đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng. Kỹ thuật độc đáo nhất của tranh thêu Hữu Hạnh được thể hiện trong thể loại chân dung. Một phong cách nghệ thuật đầy sáng tạo khác gần như không có đối thủ cạnh tranh là kỹ thuật thêu mũi carô mà vẫn giữ được màu sắc đan xen vào nhau mịn màng, tinh tế, tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ, gam màu uyển chuyển, sinh động, quyến rũ tạo nên nét riêng của tranh thêu Hữu Hạnh.

Công ty TNHH XQ Đà Lạt được thành lập năm 1996, tiền thân là tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với số nghệ nhân là 20 người.

Từ cuộc triển lãm 15 bức tranh thêu đầu tiên, hoạt động của Công ty TNHH XQ Đà Lạt ngày càng phát triển. Cuối năm 2001, làng nghề thêu truyền thống XQ Sử quán được hình thành, tạo nên một không gian sáng tạo cho các họa sỹ và nghệ nhân thêu tranh.

Nét độc đáo trong tranh thêu XQ là cùng một mẫu thêu, mỗi nghệ nhân với những cảm xúc khác nhau tạo nên những cách phối màu riêng biệt. Để hoàn thành một bức tranh thêu, một nhóm thợ 2-3 người phải làm việc miệt mài cả tháng; với những bức tranh lớn có nhiều chi tiết phức tạp, phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được một tác phẩm ưng ý. Tranh thêu XQ còn có dòng tranh thêu 2 mặt trên nền vải voan. Bằng kỹ thuật giấu chỉ, các nghệ nhân XQ đã tạo nên những bức tranh có 2 mặt y hệt nhau.

Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn XQ có hơn 2.500 nghệ nhân, hàng nghìn thợ thêu cùng một hệ thống, chi nhánh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Ðà Nẵng, Nha Trang, Hội An và đại lý tại các thị trường Anh, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản.

Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều cơ sở tranh thêu tay khác mới hình thành như Kỷ Vọng, Thu Hà, Đăng Việt,…

2.5.4 Nghề may

Nghề may của Đà Lạt thực sự trở thành một ngành tiểu thủ công nghiệp từ sau năm 1975 và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập niên 1980.

Trong thời gian này, Xí nghiệp May Đà Lạt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành may tại Đà Lạt. Xí nghiệp có 1 cửa hàng, 4 quầy, 81 trạm may sẵn.

Năm 1986, hoạt động của xí nghiệp đã gia tăng gấp 3 lần năm 1985. Trong quý I năm 1986 xí nghiệp đã đạt tổng trị giá 4.079.000 đồng, trong đó đã mua vào hơn 60.000m vải các loại, hàng trăm ngàn tiền nguyên phụ liệu khác. Riêng về khâu may sẵn, xí nghiệp đã sản xuất được gần 27.000 bộ quần áo và hàng chục ngàn sản phẩm khác cung cấp cho các huyện, các vùng kinh tế mới.

Từ năm 1989, ngành may  Đà Lạt chuyển sang hình thức hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện may gia công hàng xuất khẩu.

Xí nghiệp May xuất khẩu Đà Lạt thành lập vào năm 1989, là doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Đà Lạt, số lao động bình quân là 100 người. Hoạt động chính của xí nghiệp trong giai đoạn từ 1989 - 1992 là may gia công áo jacket cho các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh với sản lượng bình quân 100.000 sản phẩm/năm.

Cuối năm 1992, Xí nghiệp liên kết với doanh nhân Đài Loan đầu tư vốn, máy móc, nguyên liệu để gia công sản xuất áo len, sản lượng 300.000 sản phẩm/năm. Năm 1996, Xí nghiệp ngưng hoạt động và giải thể.

Tháng 7 năm 1995, trên cơ sở liên kết liên doanh giữa tỉnh Lâm Đồng và Công ty cổ phần xây dựng - may mặc Huy Hoàng (Thành phố Hồ Chí Minh), công trình nhà máy may thêu xuất khẩu Đà Lạt được khởi công xây dựng và chính thức hoạt động năm 1996 với sản lượng mỗi năm 350.000 sản phẩm, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động.

Công ty may thêu xuất khẩu Đà Lạt được thành lập vào năm 1996, là doanh  nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Lâm Đồng, lao động bình quân vào năm mới thành lập là 300 người, hoạt động chính là may gia công áo jacket và quần thể thao với sản lượng trung bình trong năm là 150.000 sản phẩm.

Đến tháng 10-1998, Công ty Huy Hoàng (Thành phố Hồ Chí Minh) liên doanh với Công ty may thêu xuất khẩu Đà Lạt thực hiện công đoạn gia công sản phẩm áo jacket, quần thể thao,… cho thị trường châu Âu, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc,… Sản lượng cao nhất vào năm 1999 là 350.000 sản phẩm, năm 2000 là 300.000 sản phẩm.

Đến năm 2006, Đà Lạt có 66 cơ sở hoạt động trên lĩnh vực sản xuất sản phẩm dệt và 270 cơ sở hoạt động sản xuất trang phục.

CƠ SỞ DỆT VÀ SẢN XUẤT TRANG PHỤC (2001-2006)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Cơ sở dệt

68

77

75

60

63

66

Cơ sở sản xuất trang phục

312

294

271

272

268

270

Sản phẩm may gia công
(1.000 sản phẩm)

-

198

220

299

300

313

Giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng)

-

-

70.369

104.706

106.211

103.097

 

2.6   Thủy tinh, nhựa

Hợp  tác xã Thủy tinh Cao Nguyên được thành lập từ 1984 với khoảng 70 lao động/tháng. Công nghệ sản xuất ở dạng bán thủ công. Nguyên liệu sản xuất là phế liệu thủy tinh với nguồn cung cấp được thu gom lẻ ở đại lý phế liệu. Các sản phẩm chính là các loại dụng cụ thủy tinh như thẩu 2 lít, thẩu 1 lít, keo đựng mứt dâu, ly uống nước các loại… với sản lượng  bình quân 45 tấn/năm. Năm 1989 hợp tác xã giải thể.

Xí nghiệp nhựa Đà Lạt được thành lập ngày 2-10-1987 với tổng số vốn cố định là 28 triệu và  vốn lưu động 7 triệu. Mặt hàng chính của Xí nghiệp là ống nước và túi PE chính phẩm và tái sinh. Xí nghiệp còn có hai dây chuyền sản xuất phụ là đúc ống gang sấy trà phục vụ cho ngành chè và dây chuyền mộc sản xuất các loại bàn, tủ, giường, ghế,…

2.7   Chế biến tinh dầu

Bắt đầu từ những năm 1980, nhiều cơ sở tư nhân, tổ hợp tác chưng cất chế biến tinh dầu bạc hà, xá xị, hương nhu, sả,… được hình thành trên địa bàn thành phố Đà Lạt với mục tiêu chưng cất tinh dầu đáp ứng cho nhu cầu hóa mỹ phẩm, hóa thực phẩm, hóa dược tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1986, cơ sở sản xuất nhập khẩu tinh dầu ở phường 4 được thành lập với khoảng 100 lao động, chế biến hai loại sản phẩm chính: tinh dầu xá xị và tinh dầu hương nhu.

Tinh dầu xá xị được chưng cất từ gốc cây xá xị, khai thác ở các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng với sản lượng trung bình 100 tấn/năm. Cơ sở giao sản phẩm cho công ty xuất nhập khẩu Đà Lạt và Sài Gòn, sản phẩm tinh dầu được xuất khẩu qua Nhật Bản, mỗi lần xuất khẩu khoảng 10 tấn.

Tinh dầu hương nhu được chưng cất từ nguyên liệu trồng khoảng 20 ha ở chân núi Pin Hatt gần hồ Tuyền Lâm. Cách 6 tháng người ta cắt nhánh non và chưng cất hương liệu tại chỗ. Cây hương nhu cũng được trồng tại rừng Tà Nung nhưng không thành công, đến năm 1989 cơ sở ngưng sản xuất tinh dầu hương nhu vì không đạt hiệu quả.

Tinh dầu bạc hà là nguyên liệu rất quý cho nhiều ngành công nghiệp, thực phẩm và y dược. Các tài liệu thống kê cho biết, 1ha trồng bạc hà ở các tỉnh miền Bắc cho năng suất khoảng 6-8 tấn lá/lứa cắt với hàm lượng tinh dầu từ 0,4% - 0,5%, trong khi đó ở Đà Lạt trên 1 ha  trồng bạc hà có khả năng thu hoạch từ 8-12 tấn lá/lứa cắt. Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch lá gấp 3 lần. Trung bình trên 1 ha mỗi năm thu hoạch từ 70-80 kg tinh dầu bạc hà. Đà Lạt đã trồng khoảng 15 ha bạc hà, nhưng việc thâm canh chưa được quan tâm đúng mức và đã cho thu hoạch bình quân trên dưới 150 tấn/ha/năm.

2.8  Sản xuất xà phòng, kem đánh răng

Ngành sản xuất xà phòng, kem đánh răng được hình thành tại Đà Lạt sau năm 1975 và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Các đơn vị hoạt động trên lĩnh  vực này chủ yếu là các cơ sở thủ công với thiết bị thô sơ. Sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ trong giai đoạn khan hiếm sản phẩm tiêu dùng với chất lượng kém.

Cơ sở sản xuất xà phòng Phong Lan hình thành vào năm 1986 dưới hình thức tổ chức cá thể với 3 lao động. Công nghệ sản xuất là thủ công với nguồn nguyên liệu là dầu dừa và xút được nhập từ các tỉnh ngoài như miền Tây, Tam Quan. Cơ sở này mỗi năm sản xuất được 30 tấn xà phòng bột, 10 tấn xà phòng cục và được giao cho thương nghiệp quốc doanh. Cơ sở ngừng hoạt động năm 1990 vì hàng không thích nghi với cơ chế hoạt động mới.

Cơ sở sản xuất kem đánh răng, xà phòng Ngọc Mai thành lập năm 1985, hoạt động đến năm 1988 thì giải thể. Các sản phẩm chính với sản lượng hàng năm là kem đánh răng (30.000 ống), xà phòng bột (18 tấn), xà phòng cục (22 tấn).

2.9     Nghề làm rượu cần

Rượu cần là một trong những sản phẩm đặc thù của cư dân Tây Nguyên, là thức uống truyền thống, độc đáo. Rượu cần thường được dùng trong các lễ hội cũng như dùng để đãi bạn bè trong những ngày bình thường. Trung bình mỗi gia đình tiêu thụ hàng năm vào khoảng 10 ché.

Cách làm rượu cần như sau: Trước hết đem tấm hoặc gạo ngâm nước một ngày, rồi giã thành bột, phơi khô, sau đó trộn với một loại vỏ cây (có người nói là rễ cây canh) giã nhỏ để làm men. Sau đó nấu cơm hoặc bắp, trộn với men khô rồi cho vào ché, bên trên phủ một lớp trấu, ngoài phủ lá chuối khô rồi buộc lại cẩn thận hoặc dùng trấu trộn với đất ướt trét kín miệng ché. Thông thường, sau khi cho vào ché, một tháng sau có thể dùng được, nhưng rượu cần để càng lâu thì càng ngon. Khi dùng, người ta bỏ lớp trấu bên trên đi, cắm những chiếc cần sâu xuống đến tận đáy ché, dùng những chiếc sừng trâu đong nước đổ vào cho đến miệng ché và hút rượu ra.

Rượu cần có mùi thơm dịu, không có mùi cồn, vị ngọt, không đắng, có màu đỏ như hổ phách trong suốt, uống nhiều cũng dễ bị say.

Hiện nay, một số hộ người dân tộc ít người ở Măng Lin, Tà Nung có sản xuất và bán rượu cần ra thị trường. Một số điểm du lịch dã ngoại cũng đã sử dụng rượu cần phục vụ du khách.

2.10   Nghề cưa lộng, chạm bút lửa, hoa khô

Cưa lộng và chạm bút lửa là những nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của Đà Lạt, xuất hiện từ khoảng những năm đầu của thập kỷ 1970. Nguyên liệu chính để chế tác những tác phẩm thủ công mỹ nghệ bằng kỹ thuật cưa lộng và chạm bút lửa là gỗ bạch tùng. Các loại nguyên liệu khác như gỗ thông, tre, nứa cũng được sử dụng nhưng chất lượng sản phẩm không bằng gỗ bạch tùng.

Với đôi bàn tay khéo léo, từ một phiến gỗ bạch tùng mỏng, dùng lưỡi cưa nhỏ bé, các nghệ nhân có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Những sản phẩm của nghề cưa lộng và chạm bút lửa ngày càng phong phú và trình độ nghệ thuật ngày càng cao, thu hút được sự chú ý của du khách trong nước cũng như quốc tế.

Năm 1985, Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thanh Phương (43A Phạm Hồng Thái) ra đời và trong thời kỳ thịnh vượng từ 2000 - 2005 có đến 70 - 80 người thợ ngày đêm làm ra những sản phẩm hộp chạm bút lửa, hộp ghép tre, hoa gỗ theo đơn đặt hàng xuất đi các nước Hà Lan, Cộng hòa Séc, Úc, Mỹ, Đức,… Khi hết hợp đồng xuất khẩu năm 2005 đến nay, cơ sở chủ yếu sản xuất ra để tiêu thụ nội địa và đang chào hàng một số nước. Hiện tại cơ sở Thanh Phương có 20 lao động.

Tranh chạm bút lửa ở Đà Lạt xuất hiện từ những năm 1950. Người đầu tiên phát hiện ra nghệ thuật chạm bút lửa là ông Bùi Văn Dưỡng, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Năm 1973, ông Châu Văn Nghiêm, chủ một cửa hiệu thủ công mỹ nghệ, vốn là một họa sỹ chuyên vẽ màu trên các mặt hàng thủ công bằng gỗ, đã suy nghĩ, nghiên cứu, phát triển thêm nghệ thuật tranh chạm bút lửa.

Sau năm 1975, nghề chạm bút lửa càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Từ công cụ thô sơ ban đầu, những người thợ thủ công đã sử dụng bút lửa điện để chạm trên mặt gỗ những hình ảnh, những bức chân dung, tranh dân gian,… Những năm 1985 - 1990, Đà Lạt có 6 hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với hàng trăm nghệ nhân và thợ lành nghề tạo nên nhiều sản phẩm tinh xảo xuất khẩu sang một số nước châu Á và châu Âu, trong đó, tranh bút lửa là kỷ vật độc đáo, ấn tượng nên rất được ưa chuộng.

Sau năm 1990, do khan hiếm gỗ bạch tùng nên nghề chạm bút lửa gặp nhiều khó khăn, mất hẳn thị trường nước ngoài. Các nghệ nhân lần lượt bỏ nghề, chỉ còn ít người bám trụ được nhưng chỉ sáng tác trong phạm vi gia đình hoặc theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ của một số khách nước ngoài.

Từ ý tưởng làm hoa giả và giữ hoa không tàn, một số nghệ nhân Đà Lạt đã mày mò tìm kiếm cách làm hoa giả từ gỗ và nhuộm, tẩm hoá chất, ép, sấy, phơi khô các loài hoa bất tử, pensée, các loài cỏ dại,… để tạo nên những bình hoa, giỏ hoa nhỏ hay bức tranh hoa khô trang trí nội thất. Sản phẩm hoa khô đã được triển lãm tại vườn hoa thành phố, trong các hội chợ, bày bán trong các gian hàng đặc sản Đà Lạt.

 

2.11   Nghề rèn và làm đồ sắt

Ngoài những ngành nghề công nghiệp và tiểu  thủ  công  nghiệp, để  trực  tiếp  phục vụ cho hoạt động sản xuất, cư dân Đà Lạt còn có những nghề thủ công khác như rèn dụng cụ lao động, nghề làm đồ sắt,…

Nghề rèn đã  có từ lâu trên vùng đất Đà Lạt với các sản phẩm chính là xà gạc, dao của đồng bào dân tộc bản địa. Khi nghề nông tại đây phát triển từ năm 1940, nghề rèn có cơ hội phát triển mạnh hơn với việc làm ra những dụng cụ quan trọng cho nghề nông như cuốc, xẻng, rựa, dao, nĩa, xà bách,… Một số lò rèn cho đến nay vẫn còn hoạt động như lò rèn của ông Nghé tại Xuân Trường, lò Ba Rèn tại Trại Mát,…

Nghề làm đồ sắt phát triển mạnh tại Đà Lạt vào cuối những năm 1990 khi nhu cầu xây dựng tăng nhanh với nhiều thiết kế dùng đến sắt, thép inox, nhôm,... để làm cửa, cầu thang, lan can, hàng rào, cổng,… Năm 2006, Đà Lạt có 122 cơ sở sản xuất các sản phẩm từ kim loại với 305 lao động, giá trị sản xuất đạt đến 23,42 tỷ đồng và sản xuất trên 65.000m2 sản phẩm đồ sắt các loại.

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng