NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

Chương IV

CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

ĐIỆN LỰC

 

 

2.  ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỜI SỐNG

Trước năm 1975, tại Đà Lạt, điện năng chủ yếu đáp ứng nhu cầu ánh sáng sinh hoạt gia đình và đường phố vì bấy giờ các thiết bị điện trong gia đình còn rất ít. Một phần khá quan trọng còn lại cung cấp cho các nhà máy bơm nước, cấp nước sinh hoạt cho thành phố. Về công nghiệp, chủ yếu điện năng chỉ cung cấp cho vài cơ sở công nghiệp nhỏ như nhà máy chè Cầu Đất và một số cơ sở gia công chế tạo cơ khí.

Điều này thể hiện rất rõ qua số liệu đến cuối năm 1975, lượng điện năng cung ứng cho ánh sáng sinh hoạt (1,7 x 106kWh) gấp 3,35 lượng điện năng cung ứng cho công nghiệp và phi công nghiệp và gấp 71,2 lượng điện năng cung ứng cho nông nghiệp.

Nhiều năm trước, một xứ sở được xem là có điện khi điện bình quân đầu người đạt 100kWh/người/năm. Điện bình quân đầu người là điện năng bình quân mỗi người tiêu thụ trong 1 năm. Năm 1975, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt là 26kWh/người/năm.

Trong 10 năm đầu (1975 – 1985), với sự phát triển của một số nhà máy công nghiệp địa phương như nhà máy cơ khí tỉnh, nhà máy phân bón Trại Mát, các nhà máy luyện thiếc tại Đà Lạt, Đức Trọng, các nhà máy chế biến trà tại Di Linh, Bảo Lộc, các nhà máy cưa xẻ và chế biến gỗ,… lượng điện năng cung ứng ngành công nghiệp tăng nhanh.

Từ năm 1975 trở về trước, nông dân tưới tiêu bằng phương tiện thủ công, dùng đôi thùng gánh nước cho các mảnh vườn nhỏ, với các nông trại lớn như các đồi chè, cà phê chủ yếu nhờ lượng mưa hàng năm, một số ít đã sử dụng máy bơm nước chạy bằng xăng/diesel, nhưng số người sử dụng điện cho canh tác không đáng kể. Sau năm 1975, với sự hình thành các tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nguồn vốn của hợp tác xã, lưới điện cung cấp cho các tập đoàn, hợp tác xã phát triển rất nhanh. Hơn nữa, tập quán của nông dân cũng thay đổi, phát triển theo tiến bộ của xã hội, các mảnh vườn riêng cũng được trang bị bơm tưới bằng động cơ nổ và động cơ điện.

Vì vậy, trong 10 năm (1975 – 1985), điện năng cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp tăng rất nhanh, cụ thể như sau:

- Về nông nghiệp: tăng 114,97 lần (2.740.000kWh/ 23.800kWh).

- Về công nghiệp - phi công nghiệp: tăng 29,2 lần (14,89x106/0,507 x 106kWh).

Trong thời gian này điện năng ánh sáng sinh hoạt cũng tăng 5,057 lần (8,58x106/1,7x106 kWh), một phần do các gia đình có thêm một số vật dụng gia đình dùng điện như tủ lạnh, truyền hình,… song lượng gia tăng chính là do tăng dân số cơ học và tự nhiên.

Sau 10 năm, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt năm 1985 đạt 102,61kWh/người/năm, theo tiêu chuẩn được xem là địa phương có điện.

Năm 1990, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt đạt 167,7kWh/người/năm.

Năm 1995, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt đạt 302,47kWh/người/năm.

Sau năm 1995, điều kiện đời sống chung của cộng đồng phát triển đáng kể, từ đó, các thiết bị sử dụng điện trong các gia đình tăng nhanh. Hơn nữa, lượng khách du lịch đến địa phương gia tăng, số lượng khách sạn mới được xây dựng nhiều. Nông dân ứng dụng kỹ thuật trồng hoa mới, dùng ánh sáng điện nhiều để điều chỉnh sự tăng trưởng của cây hoa. Vì vậy, lượng điện năng cung ứng cho 2 lãnh vực công nghiệp – phi công nghiệp và ánh sáng sinh hoạt ngày càng tăng nhanh.

Năm 1996, điện bình quân của tỉnh Lâm Đồng đạt 110,7kWh/người/năm, bấy giờ tỉnh Lâm Đồng mới được xem là địa phương có điện. Lúc này, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt là 313,2kWh/người/năm, gần gấp 3 lần số điện bình quân của tỉnh Lâm Đồng.

Năm 2000, điện bình quân của thành phố Đà Lạt là 397,4kWh/người/năm, và của tỉnh Lâm Đồng là 184,9kWh/người/năm.

Năm 2007, điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt là 701,37 kWh/người/năm, và của tỉnh Lâm Đồng là 371,07 kWh/người/năm. Như vậy, so với điện bình quân đầu người của thành phố Đà Lạt là 26kWh/người/năm vào năm 1975, đã tăng 26,97 lần sau 32 năm.

Ngày 25-5-2007, đường dây 31,5kV Suối Vàng – Đa Nhim vận hành từ 1945 được cải tạo thành 22kV. Vậy là sau 62 năm, cấp trung thế 31,5kV được xoá bỏ.

Trong hơn 30 năm, từ năm 1975 đến năm 2007, lượng điện năng sử dụng toàn xã hội tăng rất nhanh ở một địa phương không có nền công nghiệp lớn là một thành quả đáng kể nhờ thay đổi phương thức sản xuất cũ trong nông nghiệp và công nghiệp, nên lượng điện năng cung cấp cho nông nghiệp tăng 585,46 lần, cho công nghiệp tăng 272,22 lần và cho sinh hoạt tăng 165,27 lần.

ĐIỆN NĂNG

 

1975
(106 kWh)

2007 (106kWh)

Tỷ lệ gia tăng (lần)

Nông nghiệp

0,0238

13,934

585,46

Công nghiệp và phi công nghiệp

0,507

138,02

272,22

Sinh hoạt

1,70

280,964

165,27

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng