NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

Chương IV

CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

1. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH

Hệ thống cấp nước sạch của Đà Lạt ra đời ngay trong giai đoạn đầu thời kỳ hình thành thành phố.

Trước đây, việc cung cấp nước cho thành phố được giải quyết bằng cách sử dụng một phần của nước suối Cam Ly, qua các hồ Than Thở và hồ Xuân Hương; sau năm 1975, nguồn cấp nước được bổ sung thêm từ hồ Chiến Thắng và hồ Đan Kia. Hiện tại, thành phố Đà Lạt được cung cấp nước sạch từ ba nhà máy nước hồ Than Thở, Xuân Hương và Suối Vàng với công suất lớn nhất tổng cộng là 31.000m3.

1.1  Quá trình hình thành

Nhà máy cấp nước đầu tiên được ghi nhận hoạt động từ năm 1920, có công suất nhỏ chỉ bảo đảm việc cung cấp nước sạch cho các công trình và dân cư lúc đó còn thưa thớt, tập trung quanh Hồ Lớn. Nhà máy này đã được tháo dỡ và không còn tài liệu cụ thể về công trình.

1.1.1 Thời kỳ trước năm 1945

Năm 1937, hồ Than Thở được xây dựng tại thượng lưu suối Cam Ly. Đây là hồ cảnh quan đồng thời cũng là hồ chứa bảo đảm việc cung cấp nước cho thành phố Đà Lạt. Năm 1937, Sở Công chánh đã thiết lập một kế hoạch phát triển hệ thống cấp và phân phối nước. Nhà máy nước hồ Than Thở, xây dựng năm 1938, có công suất lớn nhất là 4.300m3/ngày. Nhà máy này xử lý nước từ hồ Than Thở, nước được lắng, lọc, khử trùng và chứa tại bể chứa nước sạch 300m3. Sau đó nước sạch được bơm đến 3 bể chứa thông nhau có dung tích tổng cộng là 1.875m3; một bể chứa tại dinh Toàn quyền, một gần dinh Thị trưởng (Resimaire 1) và một trong khu vực Viện Pasteur (Calypso).

 

 Nhà máy nước hồ Than Thở

Từ những bể này, nước sạch được cung cấp  cho khu vực cao của thành phố; vùng cao nhất của khu vực này được cung cấp bởi một trạm bơm tăng áp. Giai đoạn tiếp theo hoàn thành vào năm 1943, bao gồm việc xây dựng thêm một bể chứa chính (Resimaire 2) và 2 bể chứa thứ cấp (Tây Hồ 1, 2), cùng việc phát triển mạng lưới ống thoát nước.

Lượng nước sạch tiêu thụ năm 1938 là 191.819m3 và năm 1939 là 235.797m3.

1.1.2 Thời kỳ 1945 – 1975

Do nhu cầu nước sạch gia tăng cùng với sự phát triển của thành phố, vào năm 1949, nhà máy nước hồ Xuân Hương được xây dựng với công suất 8.400m3/ngày. Nhà máy này xử lý nước từ hồ nhân tạo Xuân Hương, có bể chứa nước sạch 200m3, sau đó bơm nước sạch đến vị trí thứ nhất là 3 bể chứa thông nhau (Resimaire) ở dinh Thị trưởng có dung tích  tổng cộng là 1.600m3 và đến vị trí thứ hai là 2 bể chứa thông nhau (Calypso) có dung tích tổng cộng 575m3. Từ những bể này, nước sạch được cung cấp cho những vùng thấp của khu vực cao của thành phố.

Hệ thống cấp nước trên cung cấp cho khu vực dân cư có diện tích 10km2  so với diện tích toàn thành phố lúc đó là 69km2. Khu vực phục vụ nằm giữa cao độ 1465 đến 1560m so với mực nước biển, được chia làm 1 khu vực thấp và 2 khu vực cao.

Tổng sản lượng nước sạch sản xuất năm 1973 là 2.226.609m3 và lượng nước bán là 847.080m3. Lượng nước bán chỉ bằng 38% lượng nước sản xuất, phần còn lại là nước công tác dùng cho bản thân nhà máy và nước thất thoát do rò rỉ qua mạng ống phân phối. Nếu lượng thất thoát được loại trừ, nhà máy có thể cung cấp nước sạch cho 60% dân số của thành phố. Trong sản lượng nước bán năm 1973, nước bán cho gia dụng là 70%, thương mại và du lịch là 8%, hành chánh, sử dụng công cộng là 22%. Nước bán cho mỗi  người dân khoảng 35m3 mỗi năm.

Vào năm 1974, công suất tổng cộng của  hai nhà máy Than Thở và Xuân Hương đã không còn đủ cung cấp nước sạch cho toàn thành phố Đà Lạt. Số hộ có đồng hồ nước là 3.085 với dân số khoảng 27.000 người, phần dân cư còn lại sử dụng nước sinh hoạt từ suối, giếng cạn hay từ các bể chứa nước mưa. Phần lớn mạng lưới phân phối bằng ống gang lắp đặt từ năm 1938 – 1949, đã bị ăn mòn và đóng cặn, áp lực nước ở một số vị trí vùng cao trở nên quá nhỏ vào giờ cao điểm.

1.1.3 Thời kỳ sau năm 1975

Do nguồn nước thô và hệ thống cấp nước từ hồ Than Thở và hồ Xuân Hương không còn đảm bảo về số lượng và chất lượng nên việc phát triển một hệ thống cấp nước mới trở nên cần thiết đối với sự phát triển của thành phố Đà Lạt.

Công trình cung cấp nước thô từ hồ Chiến Thắng

Hồ Chiến Thắng nằm ở phía bắc thành phố Đà Lạt, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1981. Hồ có diện tích lưu vực 6,5km2, diện tích mặt nước 43ha và dung tích 2,15 triệu m3. Hồ Chiến Thắng cung cấp nước thô cho nhà máy nước hồ Xuân Hương với lưu lượng 3.120m3/ngày qua một trạm bơm có 2 máy bơm điện (công suất mỗi bơm 265m3/giờ – cột nước 15m) và một đường ống truyền tải dài 4,8km, Ø300 bằng gang.

Công trình cấp nước sạch Đan Kia

Dự án cấp nước sạch Đan Kia được nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư năm 1974. Sau ngày thống nhất đất nước, dự án được tiếp tục thực hiện theo Hiệp định ngày 19-11-1975 giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 12,17 triệu USD, trong đó vốn vay của Chính phủ Đan Mạch là 6,25 triệu USD và vốn của Chính phủ Việt Nam là 5,92 triệu USD.

Công trình cấp nước sạch Đan Kia được khởi công xây dựng từ năm 1980 và hoàn thành vào năm 1984. Nhà máy này xử lý nước thô từ hồ Đan Kia, sau đó bơm nước sạch đến bể chứa đồi Tùng Lâm có dung tích  5.000m3 và từ đó đến các bể chứa có sẵn của thành phố. Từ những bể này, nước sạch được cung cấp cho các khu vực của thành phố.

Nguồn vốn vay của Chính phủ Đan Mạch được đầu tư cho các hạng mục thiết kế; cung cấp thiết bị cơ khí, thiết bị điện, ống chuyển tải và giám sát thi công. Nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam đầu tư cho các hạng mục xây dựng công trình; lắp đặt thiết bị cơ khí, thiết bị điện và đường ống chuyển tải.

Công trình cấp nước sạch Đan Kia có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đã cải thiện việc cung cấp nước sạch với chất lượng tốt cho  thành phố Đà Lạt với công suất tối đa 25.000 m3/ngày cho dân số thiết kế khoảng 179.000 người. Dự án cũng chuẩn bị quỹ đất dự phòng dành cho việc mở rộng hệ thống với công suất tối đa 45.000m3/ngày cho dân số tương lai khoảng 250.000 người.

 

 Công trình cấp nước sạch Đan Kia  (1986 )

Lúc đó, nhà máy nước hồ Than Thở và nhà máy nước Hồ Xuân Hương dự kiến chỉ còn làm nhiệm vụ dự phòng vì máy móc thiết bị tại 2 cơ sở này quá lạc hậu.

Cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước năm 1997 – 1999

Trong những năm 1997-1999, với sự giúp đỡ của Chính phủ Đan Mạch, giai đoạn hai của dự án cấp nước đã được thực hiện với mục tiêu chính là cải tạo và mở rộng hệ thống đường  ống phân phối nước, nâng cấp trang  thiết bị  các nhà máy nước, nâng tổng công suất cấp nước sản xuất tại hai nhà máy nước Suối Vàng và nhà máy nước hồ Xuân Hương, đảm bảo cấp nước sạch  cho nhu cầu của thành phố.

Các hạng mục đầu tư trong dự án này bao gồm:

-  Cải tạo nâng cấp trạm bơm cấp I hồ Chiến Thắng cấp nước thô cho nhà máy Xuân Hương với lưu lượng 6.360m3/ngày-đêm.

-  Cải tạo một số hạng mục của nhà máy nước Suối Vàng gồm: thay mới 2 bơm cấp II; xây thêm 1 bể bùn; nạo vét trạm bơm nước thô và xây kè chắn.

-  Cải tạo nâng cấp nhà máy hồ Xuân Hương với công suất 6.000m3/ngày-đêm.

-  Lắp đặt hệ thống kiểm soát mực nước các cụm bể chứa trung gian Scada.

-  Cải tạo, lắp đặt mới 73 hạng mục thuộc mạng lưới đường ống có tổng chiều dài gần 60km với các đường kính Ø100, Ø150, Ø 200, Ø 300, Ø 500.

Mạng đường ống phân phối  được  xây dựng và cải tạo nhiều lần, tới năm 2000 đã bao gồm 12km đường ống chuyển tải nước thô, gần 100km đường ống phân phối được thay thế mới, một hệ thống 11 bể chứa nước làm nhiêm vụ điều áp và điều hòa lưu lượng. Phạm  vi  phục vụ của mạng cấp  nước  hiện nay bao phủ hầu hết nội thành. Hệ thống có chất lượng phục vụ khá tốt, tỷ lệ thất thoát nước dưới 20%, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn khu vực và là một trong các hệ thống cấp nước tốt ở Việt Nam hiện nay.

Hiện trạng cấp nước

Số khách hàng vào năm 2007 là 35.349 tương ứng với khoảng 89% dân số, tăng 11,5 lần so với năm 1974.

Cùng với thời gian, sản lượng nước thương phẩm, số lượng khách hàng gia tăng theo dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sản lượng nước thương phẩm năm 2007 là 9.821.013m3, tăng 11,6 lần so với năm 1973 (847.080m3).

Sản lượng nước sản xuất tổng cộng năm 2007 là 12.110.440m3, trong đó nhà máy hồ Xuân Hương: 1.870.157m3, nhà máy hồ Than Thở: 1.016.434m3 và nhà máy Suối Vàng: 9.223.849m3.

Giá nước năm 2007 là 2.500 – 5.000đ/m3 cho nước phục vụ sinh hoạt, 4.000đ/m3 cho khối hành chánh sự nghiệp, 5.000đ/m3 cho sản xuất và 7.000đ/m3 cho kinh doanh dịch vụ.

1.2 Các công trình cấp nước

1.2.1 Nhà máy nước hồ Than Thở

Nhà máy nước hồ Than Thở, còn được gọi là nhà máy nước cũ, được xây dựng vào năm 1938, có công suất lớn nhất là 8.400m3/ngày. Nhà máy bao gồm 1 công trình thu nước thô, 1 nhà máy bơm và châm hoá chất, 1 bể kết cợn, 2 bể lắng hình chữ nhật, 8 bể lọc cát hở và một bể chứa nước sạch.

Công trình thu nước thô trước đây từ hồ Than Thở gồm một đường ống hút bằng gang Ø300 từ hồ vào nhà máy. Sau năm 1981, nước thô được chuyển tải từ hồ Chiến Thắng.

1.2.2 Nhà máy nước hồ Xuân Hương

Nhà máy nước hồ Xuân Hương có địa điểm gần trung tâm thành phố, được xây dựng năm 1949. Công trình thu nước thô hồ Xuân Hương trước đây sử dụng ống Ø300 bằng gang đặt trên cầu đỡ bằng bêtông, đến nay không còn sử dụng. Sau năm 1981, nước thô được chuyển tải từ hồ Chiến Thắng.

Nhà máy gồm có công trình thu nước thô, 1 nhà máy bơm và châm hoá chất, 2 bể lắng động, 3 bể lọc cát nhanh loại hở và 1 bể chứa nước sạch.

Nhà máy đã được nâng cấp trong dự án giai đoạn II vào năm 1997 với công suất 6.000m3/ngày đêm.

1.2.3 Công trình cấp nước sạch hồ Đan Kia

Hồ Đan Kia

Hồ Đan Kia và Suối Vàng được xây dựng hoàn thành năm 1945 trên sông Đạ Đờng để phục vụ công trình thủy điện Ankroёt, có diện tích lưu vực 141km2, dung tích hữu dụng 15,2 triệu m3.

 

 Hồ Đan Kia

Công trình cấp nước sạch Đan Kia bao gồm:

-       Trạm bơm nước thô với 5 tổ máy tại hồ Đan Kia, 1 trạm biến áp và 1 đường ống chuyển tải nước thô giữa trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý;

-       Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000m3/ngày, đặt tại vị trí gần bờ hồ gồm: bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông (lọc hở) có mái che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m3, trạm bơm nước sạch với 6 tổ máy và một trạm biến áp;

-       Đường ống chuyển tải nước sạch Ø600 dài 7.200m từ trạm bơm nước sạch đến bể chứa Tùng Lâm;

-       Bể chứa nước sạch dung tích 5.000m3 đặt tại đồi Tùng Lâm (Pin Thouard) với cao trình đáy bể là 1560m;

-       Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về thành phố Đà Lạt gồm 2,8km ống thép Ø600, tiếp theo phân thành 2 nhánh: nhánh 1 gồm 5,4km ống thép Ø500 phân tiếp thành 2 nhánh Ø300 dài 6,5km (cấp nước cho các bể Hùng Vương, Gougal và Dinh 1) và nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500 và 2km ống Ø300 (cấp nước cho các bể Resimaire và Calypso).

1.3 Mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối cũ gồm có khoảng 8.000m ống gang lắp đặt từ năm 1938, 24.500m ống lắp đặt năm 1948 - 1949, 5.000m ống lắp đặt năm 1967 và 18.000m ống gang lắp đặt năm 1974 – 1975.  Ống bao gồm các loại Ø40, 60, 80, 100, 150 và 200mm.

Hiện nay, mạng lưới gồm 33.000m ống chuyển tải Ø500 – 600 và trên 160.000m ống phân phối Ø100 – 300. Sơ đồ hệ thống cấp nước Đà Lạt thuộc sơ đồ đài đầu, cấp nước theo lưu vực.

LƯU VỰC

Lưu vực

Bể cấp nước

W (m3)

Cốt địa hình (m)

Tùng Lâm

Tùng Lâm

5.000

1561,3

Cao Thắng

Cao Thắng

1.000

1536

Calypso

Calypso

1.000

1536,3

Resimaire

Resimaire

1.730

1531,6

Dinh I

Dinh I

500

1545

Dinh II

Dinh II

500

1536,3

Tây Hồ

Tây Hồ

2.700

1550,9

Trại Mát

Trại Mát

500

1610

Tổng dung tích điều hòa (m3)

13.000

Sơ đồ mạng lưới cấp nước thành phố Đà Lạt thuộc loại sơ đồ mạng lưới hỗn hợp, đường ống tại khu trung tâm, giữa các đường phố chính được kết lại thành những vòng khép kín. Dẫn vào các điểm sử dụng nước tập trung, các khu dân cư là các đường ống cụt. Khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của mạng lưới từ Cam Ly đến Phát Chi (Xuân Trường) khoảng 35km. Tổng chiều dài của đường ống thuộc mạng cấp I và cấp II xấp xỉ 200.000m.

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng