NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

PHẦN THỨ BA

KINH TẾ

CHƯƠNG I:  NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP

LÂM NGHIỆP

 

1.  KHÁI QUÁT VỀ RỪNG ĐÀ LẠT

Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật  Đà Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.

Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch – nghỉ dưỡng. Vì thế, các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh đến việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu tự nhiên để phục vụ cho phát triển du lịch – nghỉ dưỡng, khẳng định rừng Đà Lạt là rừng đặc dụng thuộc phạm vi bảo vệ và phát triển chứ không chú trọng đến khai thác lâm sản.

Vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đã góp  phần  hình  thành  khí  hậu Đà Lạt theo

kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao. Thảm thực vật ở Đà Lạt mang nhiều nét riêng biệt so với những khu vực khác. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm với các kiểu hình rừng khác nhau như rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, rừng tre nứa lồ ô, trảng cỏ, cây bụi,…

Đặc điểm của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân bố các khu hệ động thực vật theo cao độ. Có những loài có biên độ sinh thái rộng và cũng có những loài chỉ thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những loài có giá trị kinh tế cao như thông, thông hôi, pơmu, tùng, thông nàng,… có những loài là hoá thạch sống như thông 2 lá dẹt, thông đỏ, tuế lá chẻ,… và có những loài đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng,…


Rừng thông tự nhiên

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng