NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

CHƯƠNG III

Y TẾ,  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

2. THỜI KỲ 1945 - 1954

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Ủy ban nhân dân cách mạng và Mặt trận Việt Minh các tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng đã đề ra nhiệm vụ: thanh toán mù chữ, tổ chức cơ quan Bình dân học vụ, mở các lớp học ban đêm. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, chính quyền cách mạng đã chọn nhân sự, mở lớp bồi dưỡng sư phạm ngắn ngày ở địa phương vào tháng 9-1945 tại Trường Tiểu học Đà Lạt, sau đó  vào tháng 10-1945, cử cốt cán đi dự lớp đào tạo cán bộ Bình dân học vụ cấp tỉnh do Nha Bình dân học vụ mở lớp  tại Huế trong gần hai tháng.

Các trường học tiếp tục mở cửa và các thầy cô giáo, học sinh tiếp tục đi học. Chương trình giáo dục của Việt Minh được đưa vào nội dung giảng dạy, xóa  bỏ những nội dung giáo dục trái với đường lối cách mạng của Đảng. Từ thành thị đến nông thôn, nhiều lớp Bình dân học vụ được tổ chức. Người biết chữ dạy cho người chưa biết  chữ theo tài liệu giảng dạy của Hội Truyền bá Quốc ngữ. Mọi người già, trẻ, gái, trai ai chưa biết chữ đều nô nức phấn khởi đi học, cứ tối đến là tự giác đến lớp học. Nhiều nơi ở nông thôn lúc đó khan hiếm dầu hỏa, phải đốt củi ngo để học, tối tối vang lên tiếng đọc bài. Ở tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng, cán bộ cách mạng đã dịch các bài hát cách mạng ra tiếng dân tộc để phổ biến cho đồng bào dân tộc ít người.

Nhân dân Đà Lạt hưởng những ngày độc lập, tự do chưa được bao lâu thì phải bước vào  cuộc chiến đấu mới. Cuối tháng 10-1945, tình hình chiến sự ngày càng khốc liệt, để bảo toàn lực lượng và tính mạng của đồng bào Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Viên quyết định đưa các cơ  quan, đoàn thể và phần lớn nhân dân Đà Lạt tản cư xuống vùng Cầu Đất - Dran. Trường học bị đóng cửa, thầy cô giáo và học sinh cũng đi tản cư.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, song song với việc kiện toàn lực lượng cách mạng, phát triển căn cứ kháng chiến, nhiều giáo viên, học sinh đã tham gia công tác ở chiến khu và nội thị. Đặc biệt, để xây dựng cán bộ vùng đồng bào dân tộc, Uỷ ban kháng chiến đã mở các lớp học ngắn ngày, mở trường dạy văn hóa, chính trị từ 1 đến 3 năm cho cán bộ và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

*

Sau khi chiếm lại Lâm Viên và Đồng Nai Thượng, người Pháp tìm mọi cách để đưa các hoạt động trở lại bình thường, khôi phục lại hệ thống giáo dục.

Về hệ thống trường ở Đà Lạt, đến cuối năm 1953, có 3 trường trung học công lập: Lycée Yersin thành lập từ năm 1933 cho con em người Pháp và một số học sinh người Việt theo chương trình Pháp; Lycée Bảo Long (lấy tên con trai vua Bảo Đại) thành lập năm 1951 để tiếp nhận số học sinh trường Thiếu sinh quân Đà Lạt, đến năm 1956 đổi tên là Trường Trung học Trần Hưng Đạo cho đến ngày giải phóng; Trường Trung học Việt Nam (Lycée vietnamien) thành lập vào tháng 9-1952, địa điểm đầu tiên tại trường Tây Hồ, sau chuyển sang trường  Đoàn Thị Điểm hiện nay; đến 1953, dời về địa điểm trường Bùi Thị Xuân với tên trường trung học Phương Mai – công chúa, con vua Bảo Đại.

Đà Lạt có 5 trường tiểu học công lập: Đa Lợi, Trung Bắc, Đa Phú, Phương Thành và Tây Hồ. Trường sơ học công lập có 7 trường: Nam Đà Lạt, Nữ Đà Lạt, Đa Nghĩa, Đa Thành, Xuân An, Tây Hồ, Đa Phước (Trại Mát).

Trường phổ thông tư  thục có 4 trường trung - tiểu học: trường Notre Dame du Langbian còn gọi là trường Couvent des Oiseaux (Đức Bà Lâm Viên), trường Adran, Institution Sainte Marie (Trường Tư thục Trí Đức – nay là Trường Trung học cơ sở Quang Trung), trường  Tuệ Quang. Trường sơ - tiểu học có 5 trường, trong đó có 1 trường của người Hoa là trường Tân Sanh (nay là Trường Tiểu học Đoàn Kết).

École montagnarde du Langbian (Trường miền núi Langbian) tại số 1 đường Nguyễn Khuyến ngày nay được thành lập vào tháng 3-1947. Tuy trường đặt ở Đà Lạt nhưng thu nhận cả học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Đồng Nai Thượng.

Ngoài các trường phổ thông trên, Đà Lạt còn có École Nationale d’Administration (Trường Hành chính Quốc gia) và École Militaire d’Inter-Armes de Dalat (Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt) đào tạo cấp sỹ  quan cho quân đội của chính quyền cũ.

Trường Kiến trúc Đà Lạt hoạt động trở lại vào ngày 1-2-1947. Đến cuối năm 1948, trường được sáp nhập vào Viện Đại học Đông Dương và đổi tên thành Trường Cao đẳng Kiến trúc; kể từ đó trường được tách ra khỏi Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Theo hiệp định Văn hóa được ký kết ngày 30-12-1949 và ngày 5-5-1950 giữa Việt Nam và Pháp thì trường này lại một lần nữa được đổi tên thành Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn và được hoàn toàn độc lập. Đến cuối năm 1950, trường được dời từ Đà Lạt vào Sài Gòn.

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng