NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

CHƯƠNG III

Y TẾ,  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ Y TẾ

2.1 Công ty Vắc-xin Pasteur Đà Lạt

Theo đề xuất của bác sỹ Alexandre Yersin, năm 1936 Viện Pasteur Đà Lạt được chính quyền Pháp thành lập. Viện Pasteur có  nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, làm một số xét nghiệm y tế phục vụ việc bảo vệ sức khỏe cho con người (ban đầu cho cán bộ, viên chức và binh lính người Pháp ); sản xuất một số chế phẩm sinh học (vắc-xin phòng bệnh dại, bệnh đậu mùa, thương hàn, tả,... ) cung cấp cho Viện Pasteur Sài Gòn; kiểm nghiệm nước uống cho địa phương; chữa trị bệnh dại miễn phí.

 

Viện Pasteur Đà Lạt đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, máy móc chuyên dụng, thành lập khu trồng cây canh-ki-na để khảo nghiệm và sản xuất ký-ninh tại Xuân Thọ. Trước năm 1975, Viện Pasteur Đà Lạt cũng có lúc đã cung cấp thuốc chủng cho vài nước ở Đông Nam Á vì vào giai đoạn này Viện là một cơ sở sản xuất thuốc chủng ngừa lớn nhất trong toàn khu vực.

Sau năm 1975, Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc - xin quốc gia, trên cơ sở sáp nhập Viện Pasteur Đà Lạt, Phòng sản xuất của Viện Pasteur Nha Trang và Phòng sản xuất vắc-xin của Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội. Từ năm 1982 đến năm 1986, Viện Pasteur Đà Lạt được đổi thành Phân viện vắc-xin Đà Lạt; từ năm 1986 đến năm 2008 trở thành cơ sở 2 của Viện vắc-xin quốc gia đóng tại Nha Trang. Cơ sở này sản xuất các loại vắc-xin thương hàn, dại, viêm gan B, viêm não; một số kháng nguyên và kháng huyết thanh chẩn đoán trong y học, các chế phẩm sinh học về nhân y và thú y, đông khô một số chủng giống vi sinh, tổ chức xét nghiệm các mẩu nước, mẩu thực phẩm và một số mẩu thuốc; nuôi và cung cấp chuột nhắt, chuột lang, thỏ để thí nghiệm các loại vắc-xin. Ngoài các loại thuốc chủng ngừa, cơ sở còn nghiên cứu và tổ chức sản xuất hàng hóa một số chế phẩm sinh học như thuốc trị tiêu chảy Biosubtyl, Enzymbiosub (EBS), men vi sinh nuôi tôm cá, Alivac sản phẩm trợ tiêu hóa cho cá, trà Linh chi, trà a-ti-sô, Dalat Mac. Đến nay Cơ sở trở thành Công ty Vắc-xin Pasteur Đà Lạt là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

2.2  Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt

Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu của Bộ Y tế được thành lập năm 1997. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại 24 đường Trần Bình Trọng, thành phố Đà Lạt và có hai trạm trực thuộc khảo nghiệm và gây trồng cây thuốc tại Cam Ly và ở xã Tà Nung.

Trung tâm thực hiện việc lưu giữ và bảo tồn nguồn gen một số loài cây thuốc đặc hữu của Đà Lạt - Lâm Đồng và vùng Nam Tây Nguyên; xây dựng tiêu chuẩn về giống cây thuốc và chọn lọc giống mới, gây tạo giống và sản xuất giống cây thuốc; nghiên cứu xác định quy trình trồng cây thuốc và phát triển vùng sản xuất dược liệu; nghiên cứu quy trình chế biến cây thuốc dưới các dạng sơ chế, bán thành phẩm và thành phẩm.

Trung tâm đã tiến hành di thực, khảo nghiệm và thuần hóa một số loài cây thuốc nhập nội vào Đà Lạt như a-ti-sô, dương tam cúc, bạch chỉ, đương quy, canh-ki-na, cỏ ngọt, hà thủ ô đỏ, xuyên khung, sài hồ, sinh địa, thanh hao hoa vàng,… phục tráng và nhân giống bằng phương pháp cấy mô thực vật các giống cỏ ngọt, sinh địa, bạc hà, cà Úc, ba gạc Ấn Độ, tam cúc để cung cấp nhu cầu giống cây thuốc ở các tỉnh Nam Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình hoạt động, trung tâm có giai đoạn quan hệ hợp tác với Liên Xô trong việc trồng và chiết tách hoạt chất cây Solanum và cây Papaver để làm nguồn nguyên liệu chế biến dược liệu; hợp tác với một số tổ chức của Nhật Bản để trao đổi giống một số cây thuốc và kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến các loại dược liệu.

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng