NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

CHƯƠNG II

DÂN CƯ

 

5.  CẤU TRÚC DÂN SỐ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

5.1     Dân số chia theo hộ

Thành phố Đà Lạt có 37.283 hộ, trong đó có 33.403 hộ thành thị và 3.880 hộ nông thôn:

·      Hộ người Kinh     :     36.377 hộ
                                         ( 97,5%)

·      Hộ người Hoa      :     382 hộ.

·      Hộ người Cơ Ho :     340 hộ.

Phân loại hộ :

·      Hộ 1 người  :                      2.398 hộ.

·      Hộ 2 người  :                      4.487 hộ.

·      Hộ 3 người           :             6.960 hộ.

·      Hộ 4 người           :             9.007 hộ.

·      Hộ 5 người           :             5.914 hộ.

·      Hộ 6 người           :             3.627 hộ.

·      Hộ 7 người           :             2.122 hộ.

·      Hộ 8 người           :             1.333 hộ.

·      Hộ 9 người           :                536 hộ.

·      Hộ 10 người         :                344 hộ.

·      Hộ trên 10 người :                545 hộ.

Bình quân 4,3 người/hộ, tỷ lệ này thấp hơn so với toàn tỉnh Lâm Đồng (4,7 người/hộ), toàn quốc (4,8 người/hộ).

Theo số liệu trên thì số hộ có  từ 3- 6 người chiếm 68,4%; từ 7 người  trở lên ở thành phố còn khá cao 12,7% (4.536 hộ), đặc biệt trong khu vực nội thị Đà Lạt số hộ 10 người và trên 10 người là 822 hộ, trong khi đó ở nông thôn chỉ 77 hộ.

5.2      Cấu trúc dân số theo thành phần dân tộc

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999 của  Ban Chỉ đạo Điều tra Dân số thành phố Đà Lạt, cơ cấu dân số thành phố có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1989 Đà Lạt có 18 thành phần dân tộc thì đến năm 1999 đã lên đến 29 thành phần, trong đó có một số ít người nước ngoài. Người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (97%) sau đó là người Cơ Ho (1,4%) và người Hoa (1,1%).

Mặc dù Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng nhưng hiện tượng chuyển cư mang tính quốc tế diễn ra không mạnh, cấu trúc dân số theo quốc tịch không đáng kể.

Bảng 2: THÀNH PHẦN DÂN TỘC

Số

TT

Các dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

1

Kinh

155.777

97,0

75.908

48,7

79.869

51,3

2

Tày

255

0,2

139

54,5

116

45,5

3

Thái

119

0,1

57

47,9

62

52,1

4

Hoa

1.812

1,1

949

52,4

863

47,6

5

Khơ Me

33

0,0

18

54,5

15

45,5

6

Mường

41

0,0

20

48,8

21

51,2

7

Nùng

145

0,1

64

44,1

81

55,9

8

Dao

2

0,0

2

100,0

0

0,0

9

Gia Rai

4

0,0

2

50,0

2

50,0

10

Ngái

20

0,0

12

60,0

8

40,0

11

Ê Đê

20

0,0

15

75,0

5

25,0

12

Ba Na

2

0,0

2

100,0

0

0,0

13

Sán Chay

9

0,0

6

66,7

3

33,3

14

Cơ Ho

2.217

1,4

1.090

49,2

1.127

50,8

15

Chăm

60

0,0

31

51,7

29

48,3

16

Sán Dìu

9

0,0

7

77,8

2

22,2

17

Hrê

2

0,0

2

100,0

0

0,0

18

Mnông

34

0,0

20

58,8

14

41,2

19

Raglai

2

0,0

2

100,0

0

0,0

20

Thổ

15

0,0

8

53,3

7

46,7

21

Mạ

43

0,0

31

72,1

12

27,9

22

Co

2

0,0

1

50,0

1

50,0

23

Tà Ôi

1

0,0

1

100,0

0

0,0

24

Chơ Roi

1

0,0

1

100,0

0

0,0

25

Chu Ru

21

0,0

11

52,4

10

47,6

26

Phù Lá

4

0,0

2

50,0

2

50,0

27

Chứt

4

0,0

2

50,0

2

50,0

28

Si La

1

0,0

0

0,0

1

100,0

29

Người nước ngoài

8

0,0

4

50,0

4

50,0

5.3      Cấu trúc dân số Đà Lạt theo thành phần tôn giáo

Đà Lạt  có nhiều người theo các tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%), Công giáo 12,6%, Cao Đài 4,2%.

Bảng 3: THÀNH PHẦN TÔN GIÁO

Số

TT

Tôn giáo

Tổng số

Tổng số

%

1

Phật giáo

65.458

40,7

2

Công giáo

20.210

12,6

3

Tin Lành

2.109

1,3

4

Hồi giáo

11

0,0

5

Cao Đài

6.702

4,2

6

Hòa Hảo

1

0,0

7

Tôn giáo khác

28

0,0

8

Không tôn giáo

66.144

41,2

 

5.4 Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi

Căn cứ phân bố dân số  theo nhóm tuổi thể hiện qua tháp tuổi dân số của Đà Lạt, thì độ tuổi dưới 15 chiếm  tỷ lệ  30,8%; độ tuổi trên 60 chiếm 7,1% trong  tổng dân số  toàn thành phố cho thấy cấu trúc dân số Đà Lạt thuộc loại  tương đối trẻ.

Kết cấu giới tính của thành phố Đà Lạt hiện nay có đặc điểm giống  với kết cấu  giới tính của cả nước, tỷ lệ nữ giới (51%) chiếm cao hơn  nam (49%).

Người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao (64,2%), cấu trúc này phản ánh lực lượng lao động của thành phố khá dồi dào, nhất là số người từ  16-25 tuổi chiếm 22% dân số. Tuy nhiên, lực lượng này cũng đang đặt ra một vấn đề cấp thiết là giải quyết  nhu  cầu  về  việc  làm  cũng  như  sử

dụng hợp lý nguồn nhân lực tại địa phương.

Mặt khác, con số trên 7% người cao tuổi cho thấy tuổi thọ của người dân thành phố  tăng nhanh so với năm 1989 (4,7%), trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng do những thành tựu khoa học - kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của địa phương.

Bảng 4: KẾT CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI

Số

TT

Nhóm

tuổi

Tổng

số

Nam

Nữ

Tổng số

%

Tổng số

%

1

0 - 4 tuổi

14.334

7.292

4,5

7.042

4,4

2

5 - 9 tuổi

16.515

8.487

5,3

8.028

5,0

3

10 - 14 tuổi

15.234

7.795

4,9

7.439

4,6

4

15 - 19 tuổi

16.510

7.937

4,9

8.573

5,3

5

20 - 24 tuổi

19.130

9.438

5,9

9.692

6,0

6

25 - 29 tuổi

15.952

8.018

5,0

7.934

4,9

7

30 - 34 tuổi

14.789

7.529

4,7

7.260

4,5

8

35 - 39 tuổi

12.355

5.958

3,7

6.397

4,0

9

40 - 44 tuổi

10.228

4.829

3,0

5.399

3,4

10

45 - 49 tuổi

6.675

3.144

2,0

3.531

2,2

11

50 - 54 tuổi

4.128

1.855

1,2

2.273

1,4

12

55 - 59 tuổi

3.352

1.459

0,9

1.893

1,2

13

60 - 64 tuổi

3.334

1.403

0,9

1.931

1,2

14

65 - 69 tuổi

2.826

1.271

0,8

1.555

1,0

15

70 - 74 tuổi

2.180

871

0,5

1.309

0,8

16

75 - 79 tuổi

1.577

576

0,4

1.001

0,6

17

80 - 84 tuổi

851

306

0,2

545

0,3

18

trên 85  tuổi

693

239

0,1

454

0,3

 

5.5   Tình trạng hôn nhân

Tính đến ngày 1-4-1999, ở thành phố Đà Lạt dân số các nhóm tuổi từ 13 tuổi trở lên có 49.700 người, chiếm 41,2 % (trong đó 21,5% nam; 19,6% nữ) chưa bao giờ kết hôn và có 52,2% đang có vợ hoặc chồng, trong đó phụ nữ đang có chồng là 32.351 người, nam có vợ là 30.710 người.

Về tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ, theo kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt về độ tuổi: Từ 15 đến 29 tuổi, nữ kết hôn cao hơn nam, độ tuổi kết hôn của người thành phố cao hơn nông thôn thường là từ 30 đến 45 tuổi, chiếm trên 40% cả nam và nữ. Có 5.671 phụ nữ góa chồng (4,7%), 817 nam giới góa vợ (0,7%). Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ phụ nữ góa chồng càng lớn, điều này là do tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam.

5.6   Mức sinh - tử và tỷ lệ tăng tự nhiên

Xu hướng sinh ít con của người dân thành phố Đà Lạt thể hiện ngày càng rõ nét. Năm 1990 tỷ lệ sinh là 2,26%. Năm 1991 là 2,31%, đến 2007 là 1,73%.

Mức độ tử vong của dân số Đà Lạt giảm rõ rệt trong vòng 10 năm trở lại đây: Năm 1991 tỷ lệ tử vong là 0,47% (580 người trên tổng số 123.333 người). Đến năm 2007 là 0,36%. Tương tự như vậy,  tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số Đà Lạt ngày càng giảm: năm 1991 là 1,84%, đến 2007 còn 1,37% .

 

5.7 Trình độ học vấn                        

Bảng 5: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Trình độ
học vấn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

Mù chữ

7.382

5,0

6.068

4,7

1.314

8,3

Tiểu học

34.942

23,9

29.117

22,3

5.825

36,6

Trung học cơ sở

47.885

32,7

41.612

31,9

6.273

39,5

Phổ thông trung học

38.855

26,6

36.527

28,0

2.328

14,6

Cao đẳng

3.327

2,3

3.255

2,5

72

0,5

Đại học

13.650

9,3

13.571

10,4

79

0,5

Trên đại học

287

0,2

287

0,2

0

0,0

Tổng số

146.328

100,0

130.437

100.0

15891

100,0

 

Theo thống kê ngày 1-4-1999,  tỷ lệ  những người biết đọc, biết viết của thành phố  Đà Lạt chiếm 95% dân số. Tỷ lệ này  tiếp tục được nâng lên ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị, nhất là số người trẻ tuổi. Hiện số người mù chữ tập trung ở độ tuổi 55 trở lên. 

Trình độ các cấp học gồm tiểu học: 23,9% ; trung học cơ sở: 32,7%; trung học phổ thông: 26,6%; cao đẳng: 2,3%; đại học: 9,3%; trên đại học: 0,2%. Số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 17.264 người, trong đó trình độ trên đại học là 287 người (64 người là nữ).

5.8  Dân số, nghề nghiệp và trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một tiêu chí quan trọng của dân số là chỉ tiêu hoạt động kinh tế. Kết quả tổng điều tra năm 1999 cho thấy có hai dạng dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, tạm thời, có nhu cầu việc làm hay những người ở độ tuổi lao động nhưng không có việc làm; dân số không hoạt động kinh tế gồm những người đang đi học, nội trợ, mất khả năng lao động và các tình trạng khác.

Dân số Đà Lạt từ 13 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 60,6 %, nội trợ 6,3%, đi học 21,4%; mất khả năng lao động: 7,6%, thất nghiệp: 2,3%; hoạt động khác: 1,8%.

 
Bảng 6 : DÂN SỐ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
PHÂN THEO KHẢ NĂNG LÀM VIỆC
 

 

 

Tổng số

Nữ

Nam

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

Đang làm việc

73.162

60,6

34.689

55,2

38.473

66,4

Nội trợ

7.573

6,3

7.417

11,8

156

0,3

Đi học

25.854

21,4

13.179

21,0

12.675

21,9

Mất khả năng lao động

9.168

7,6

5.390

8,6

3.778

6,5

Không có nhu cầu việc làm

2.168

1,8

997

1,6

1.171

2,0

Có nhu cầu việc làm

2.805

2,3

1.139

1,8

1.666

2,9

Tổng số

120.730

100,0

62.811

100,0

57.919

100,0

 Phân bố lao động trong các ngành kinh tế tại Đà Lạt cho thấy ngành sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, tập trung nhiều nguồn lực lao động, chiếm tỷ lệ 38,3%. Sau nông nghiệp là các ngành công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ cũng có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực kinh tế như công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp ở Đà Lạt còn chưa phát triển, thế mạnh kinh tế du lịch và các tiềm năng khác phục vụ kinh tế  xã  hội ở địa phương cần đẩy nhanh hơn

nữa mới đáp ứng yêu cầu của thành phố.

Do  sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh  tế thị trường, cũng như do đặc điểm là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng vùng cao nên Đà Lạt có sự  chuyển biến nhanh trong phân bố lao động. Các thành phần kinh tế cá thể trở nên phổ biến, chiếm tỷ trọng cao (77,3%), hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm vị trí thứ hai với 17,3%. Doanh nghiệp nước ngoài đang bắt đầu hình thành và phát triển tại Đà Lạt, có 1.042 người chiếm tỷ lệ 1,4% số lao động của thành phố.

Bảng 7: LAO ĐỘNG CỦA ĐÀ LẠT PHÂN CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ

Số
TT

Các ngành kinh tế
quốc dân

Tổng số

Tổng số

%

1

Nông nghiệp

28.032

38,3

2

Lâm nghiệp

194

0,3

3

Ngư nghiệp

7

0,0

4

Công nghiệp khai thác mỏ

220

0,3

5

Công nghiệp chế biến

9.602

13,1

6

Điện, nước

512

0,7

7

Xây dựng

3.632

5,0

8

Thương mại

10.701

14,6

9

Khách sạn, nhà hàng

4.406

6,0

10

Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

5.068

6,9

11

Tài chính tín dụng

363

0,5

12

Khoa học và công nghệ

312

0,4

13

Dịch vụ khác

2.543

3,5

14

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng

2.035

2,8

15

Giáo dục và đào tạo

3.001

4,1

16

Y tế

968

1,3

17

Văn hóa và thể thao

564

0,8

18

Đảng và đoàn thể

1.002

1,4

Tổng số

73.162

100,0

Thực trạng lao động được phân chia theo thành phần chuyên môn giữa những người được đào tạo và không được đào tạo có sự cách biệt lớn: số người không được đào tạo chuyên môn chiếm 86,3% tổng số lao động tại địa phương.

Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật của thành phố là 16.531 người, trong đó công nhân kỹ thuật có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 7,7%; cao đẳng và đại học là 5,7%; trên đại học là 0,2%.

Bảng 8 : LAO ĐỘNG CỦA ĐÀ LẠT PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Thành phần

kinh tế

Tổng số

Tổng số

%

Nhà nước

12.678

17,3

Tập thể

928

1,3

Tư nhân

1.407

1,9

Cá thể

56.532

77,3

Hỗn hợp

575

0,8

Doanh nghiệp nước ngoài

1.042

1,4

Tổng số

73.162

100,0

 

Bảng 9. LAO ĐỘNG CỦA ĐÀ LẠT PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

Số

TT

Chuyên môn

Tổng số

Nữ

Nam

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

1

Không được đào tạo chuyên môn

104.199

86,30

55.985

89,1

48.214

83,2

2

Sơ cấp kỹ thuật

5.314

4,40

1.271

2,0

4.043

7,0

3

Trung cấp

4.029

3,34

2.458

3,9

1571

2,7

4

Cao đẳng

1.443

1,20

1.055

1,7

388

0,7

5

Đại học

5.483

4,54

1.983

3,2

3.500

6,0

6

Thạc sỹ

200

0,17

54

0,1

146

0,3

7

Phó tiến sỹ

41

0,03

3

0,0

38

0,1

8

Tiến sỹ

21

0,02

2

0,0

19

0,0

 

Tổng số

120.730

100

62.811

100

57.919

100

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng