NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu

PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

Chương I:  Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt

Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng

PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN
VÀ DÂN CƯ

Chương I: Tự nhiên

Chương II: Dân cư

PHẦN THỨ BA : KINH TẾ

Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp

Chương II :  Du lịch và dịch vụ

Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI

Chương I:   Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí

Chương II: Quy hoạch và kiến trúc

Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo

TỔNG LUẬN

Niên biểu thành phố Đà Lạt

Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt

Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ

Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)

Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

Alexandre Yersin

Về phong cách Đà Lạt

Người Cơ Ho ở Đà Lạt

Đường phố Đà Lạt

Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt

PHẦN THỨ NHẤT

LƯỢC SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH

 

ĐÀ LẠT,  30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1975 - 2005)

 

3. ĐÀ LẠT, NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1991)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ IV

Từ ngày 20 đến 24-9-1986 đã diễn ra đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ IV. Về dự đại hội có 197 đại biểu, thay mặt cho 937 đảng viên trong toàn Đảng bộ thành phố.

Xuất phát từ tình hình địa phương, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1986-1989 là: “Ra sức khai thác sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, thế mạnh và khả năng hiện có để phát triển mạnh nông nghiệp đặc sản, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, mở nhanh các dịch vụ du lịch, bảo đảm cho người lao động có đủ việc làm, từng bước ổn định tình hình kinh tế- xã hội, tạo tích luỹ, hình thành cơ cấu công - nông - lâm nghiệp; phát triển sự nghiệp văn hoá xã hội, tăng cường an ninh trật tự và xây dựng quân sự địa phương vững mạnh.”

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khoá IV gồm 39 thành viên, Ban Thường vụ có 8 ủy viên, ông Trần Thế Việt được bầu làm Bí thư Thành uỷ, ông Trần Lộc và ông Phan Thiên -Phó Bí thư.

Thực hiện ba chương trình kinh tế với chủ trương tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp đặc sản cả trồng trọt và chăn nuôi, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành nhanh vùng chuyên canh đặc sản có tỷ xuất hàng hoá và giá trị kinh tế cao. Khuyến khích nhân dân và cán bộ công nhân viên chức phát triển mạnh kinh tế vườn, chủ yếu là cây ăn trái đặc sản, Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển kinh tế vườn.

Thực hiện có hiệu quả việc bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung, từng bước đổi mới cơ chế quản lý, phát huy quyền tự chủ của cơ sở, phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Do vậy, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân hàng năm đều tăng, sản xuất tiếp tục phát triển. Quán triệt và nhận thức nội dung Nghị quyết 10/BTC của Bộ Chính trị, người sản xuất chủ động trong kế hoạch và chủng loại cây trồng, đẩy mạnh kinh tế tập thể chuyển hướng kinh doanh tổng hợp có hiệu quả.

Cơ chế quản lý nông nghiệp được tháo gỡ về kế hoạch hoá, không gò ép về cơ cấu chủng loại, thực hiện hợp đồng theo đơn đặt hàng và thu mua, tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế thị trường. Một số hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã triển khai cơ chế khoán gọn theo giá trị và sản lượng, chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất tiêu thụ, có nơi dự trữ được vật tư cho sản xuất vụ sau.

Các ngành, các cấp đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý và vận dụng hợp lý các chính sách, nhất là quy định tạm thời của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ của các cơ sở để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu đã động viên mọi đơn vị kể các hộ cá thể, tư nhân thông qua kinh doanh để tạo nguồn hàng xuất khẩu, mọi hoạt động xuất, nhập đều thực hiện theo kế hoạch thống nhất do Uỷ ban nhân dân thành phố trực tiếp điều hành thông qua công ty xuất khẩu thành phố. Uỷ ban nhân dân thành phố đã uỷ quyền cho các đơn vị sản xuất trực tiếp xuất khẩu theo đúng thể thức và quy định hiện hành; mỗi cá nhân, tổ chức tham gia xuất khẩu đều được phân phối công bằng về quyền lợi do việc xuất khẩu những sản phẩm của mình làm ra.

Về dịch vụ du lịch, đã khẩn trương mở rộng các hoạt động dịch vụ, khuyến khích các cơ quan, đơn vị có nhà khách, nhà nghỉ, các hộ gia đình có điều kiện đều đăng ký đón nhận khách; tiến hành xếp chuyển một số biệt thự sang kinh doanh, liên kết với một số địa phương bạn xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh doanh du lịch với nguyên tắc đôi bên đều có lợi. Đồng thời, khuyến khích các tập thể và tư nhân đầu tư vốn để tổ chức các dịch vụ du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và thực hiện chính sách bảo hộ quyền lợi của người kinh doanh.

Trong đầu tư xây dựng cơ bản,  vừa đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, phát huy hiệu quả vốn đã đầu tư trước đây, vừa đầu tư mới để phát triển sản xuất. Bằng mọi biện pháp tạo ra nhiều nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản; động viên và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn do trên chi viện và nguồn vốn thông qua liên kết nhiều thành phần kinh tế, giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, giữa thành phố và các địa phương khác, giữa các ngành, đơn vị của tỉnh và Trung ương. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “thành phố, phường, xã cùng làm”.

Về phân phối lưu thông, đã thực hiện cơ chế thị trường một giá, xoá bỏ bao cấp, triển khai thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý, các đơn vị thương nghiệp quốc doanh, tập thể đã năng động hơn, phát huy quyền tự chủ của cơ sở, đẩy mạnh kinh doanh dưới nhiều hình thức, tái tạo được vốn và nộp vào ngân sách, giải quyết việc làm cho một số lao động dôi ra, giữ được vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và từng bước tạo được kết quả kinh doanh phong phú trên địa bàn thành phố.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ V

Từ ngày 13 đến ngày 15-3-1989, Đảng bộ thành phố tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ V. Về dự Đại hội có 179 đại biểu, thay mặt cho 1.342 đảng viên của 75 tổ chức cơ sở Đảng.

Xuất phát từ tình hình địa phương, căn cứ quan điểm đổi mới và mở cửa của Đảng, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 1989-1991 là: “Ra sức giải phóng năng lực sản xuất để tập trung đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch quốc tế góp phần kiềm chế và đẩy lùi dần lạm phát, giải quyết việc làm cho người lao động, xây dựng nếp sống văn hoá văn minh, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Tập trung xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đào tạo cán bộ theo yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới.”

Đại hội đã bầu 31 thành viên vào Ban Chấp hành khoá V, Ban Thường vụ Thành uỷ có 9 ủy viên. Ông Trần Thế Việt tiếp tục giữ chức vụ Bí thư, ông Hồ Ngọc Thắng và ông Phan Thiên - Phó Bí thư.

Đảng bộ thành phố đề ra chủ trương: Tích cực thực hiện việc đối mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của thành phố du lịch, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở rộng quyền tự chủ cơ sở, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích nhằm tạo được phong trào lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ quản lý, có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Trong những năm 1989-1991, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tiếp tục phát huy,  nhất là trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ đời sống, dịch vụ du lịch, lưu thông hàng hoá, thương nghiệp và một số bộ phận trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hình thành sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế để phát triển. Kinh tế quốc doanh sau khi chuyển sang cơ chế mới đã củng cố lại, bước đầu các đơn vị thực hiện việc tự chịu trách nhiệm về sản xuất, bảo đảm lương cho công nhân và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phương thức quản lý trong sản xuất kinh doanh đã có những thay đổi cơ bản như: tiếp cận với thị trường và đạt hiệu quả kinh tế, giảm khâu trung gian và bộ máy hành chính, phát  huy khả năng của người lao động và liên kết với các thành phần kinh tế khác để phát triển. Một số cơ sở đã có sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất, sản xuất gắn với thị trường, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và gia đình phát triển sản xuất và dịch vụ đã góp phần tăng nhanh  năng lực sản xuất hàng hoá của địa phương.

Thực hiện chủ trương phát triển sản xuất hàng tiêu dùng bằng nhiều hình thức, nhất là hợp tác gia công quốc tế nhằm tạo điều kiện quan trọng để tăng kim ngạch xuất khẩu, chống lạm phát, giải quyết lao động, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế -xã hội của thành phố.

Phương thức phát triển sản xuất hàng tiêu dùng của thành phố hướng vào trọng tâm là công nghiệp chế biến nông, lâm đặc sản, hàng hoá tiểu thủ công nghiệp, tạo ra cơ cấu công nghiệp từ cơ sở với quy mô vừa và nhỏ, có kỹ thuật cao và tinh xảo; mở rộng gia công các mặt hàng xuất khẩu, cụ thể là phát triển công nghiệp chế biến rau, hoa, quả, dược liệu, tinh dầu, gia công đan, thêu, may mặc, dệt kim, giầy da xuất khẩu và phát triển các mặt hàng gỗ cao cấp, gỗ mỹ nghệ, đá ốp lát, sản xuất các loại vật liệu xây dựng trang thiết bị nội thất. Đồng thời tích cực thực hiện các tiền đề để từng bước thực hiện chương trình phát triển công nghiệp du lịch, công nghiệp cao lanh, công nghiệp điện tử và tin học.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và thế mạnh của thành phố, đã mở rộng liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển đặc sản gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh gia công xuất khẩu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã thu hút được nhiều lao động, đồng thời thay đổi nhận thức về việc làm trong xã hội, nhất là trong thanh niên, đã kích thích người lao động làm việc có hiệu quả, tạo ra thu nhập cao cho nhiều đối tượng, nhất là trong hoạt động kinh tế dịch vụ và một bộ phận sản xuất nông nghiệp.

Việc thực hiện chính sách xã hội, chính sách đoàn kết dân tộc đạt được nhiều kết quả, đã triển khai và thực hiện tốt 5 chính sách xã hội, quy tập được 20 hài cốt về nghĩa trang liệt sỹ; phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức xã hội và nhân dân góp phần xây dựng 25 ngôi nhà tình nghĩa cho những đối tượng chính sách khó khăn với giá trị hơn 100 triệu đồng.

Là thành phố du lịch vốn có những nét phức tạp riêng về tình hình an ninh trật tự, những nhân tố mất ổn định tại chỗ vẫn còn những tác động từ bên ngoài; trong những năm 1989-1991, địa bàn Đà Lạt vẫn là điểm có nhiều diễn biến phức tạp, nóng bỏng về an ninh chính trị và trật tự xã hội. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quán triệt vận dụng và cụ thể hoá Nghị quyết 02/BTC của Bộ Chính trị, Chỉ thị 135, Nghị quyết 140/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Thành uỷ đã chỉ đạo sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là những địa bàn quan trọng, xung yếu có nhiều phức tạp.

 

 

Về đầu trang

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết kế trang web: Sở KH&CN Lâm Đồng