Lời giới thiệu 

Hiện thực và huyền thoại Đà Lạt

Hồ Than Thở    

Đà Lạt... lỡ vương

Đà Lạt trong tôi

Hoa dã quỳ 

Giữa rừng thông

Du khách thơ

Thánh thót với cao xanh

Đà Lạt

Ngẫu hứng phố phường

Đà Lạt có em

Nàng Xuân

Đà Lạt dừng chân

Đêm Đà Lạt 

Đà Lạt và thơ

Ngủ bên dòng thác

Hoa hồng

Mưa qua vườn mẹ

Đà Lạt và em

Một ngày Đà Lạt 

Thác Gougah

Tiễn bạn

Đà Lạt một lần trăng

Hồ Than Thở

Gặp gỡ Lâm Đồng

Thành phố tôi yêu

Đà Lạt cuối thu

Lý ngựa ô Đà Lạt

Tình ca gửi lại Đà Lạt

Về Đà Lạt       

Giã từ Đà Lạt

Mưa cao nguyên

Hoa Đà Lạt

Đà Lạt thu

Đợi em về giăng tơ

Thành phố trốn tìm

Bài thơ Đà Lạt

Cuối năm ở Trạm Hành

Đà Lạt

Chiều em đi

Ngẫu hứng chiều Đà Lạt

Đà Lạt chiều mưa tháng năm

Cảm nhận chiều Đà Lạt

Có một mùa đông

Viết trên đèo Ngoạn Mục

Với Đà Lạt

Vườn hoa thành phố

Giữa lòng Đà Lạt

Gởi Đà Lạt

Nhớ Đà Lạt

Trăng Đà Lạt

Hoa gì, hoa gì ơi

Dinh vua

Hoa giọt nắng

Cơn bão xa và những trận mưa gần

Nỗi nhớ Mimosa

Thành phố bốn mùa hoa

Chợ Đà Lạt

Rượu cần

Vật vã hoa quỳ

Chung ô

Đà Lạt

Tấm gương ở nghĩa trang Đà Lạt

Kỳ ảo Đà Lạt

Tôi có

Đà Lạt mình

Thung lũng tình yêu

Nỗi nhớ xanh

Đà Lạt thoáng qua

Xin cùng say trăm năm

Cùng hoa quỳ

Thành phố hoa xuân

Trầm tư Yersin

Thơ Xuân gởi bạn

Hoa Đà Lạt

Thực mơ Đà Lạt

Trời thu Đà Lạt

Đà Lạt quay về

Nghe tin du kích Đa Nhim

Sương sớm

Mùa thu áo ấm

Đà Lạt đêm sương

Hồ Than Thở

Bất chợt mùa đông

Tâm hồn Đà Lạt

Tiễn em về trong mưa

Đà Lạt

Đường đêm cổ tích

Nét chiều gặp lại

Mi-Mô-sa

Hãy về Đà Lạt

Đà Lạt trong mưa

Trăng Cam Ly

Thung lũng Tình yêu

Chiều Đà Lạt

Đêm Đà Lạt

Vĩnh hằng Yersin

Đà Lạt trăng mờ

Hoa ngày thường Đà Lạt

Đà Lạt em

Mùa xuân qua vườn

Đà Lạt

Trăng phố

Dịu dàng Đà Lạt

Đà Lạt và những ngày mưa

Đà Lạt xuân về

Hoa quỳ nở muộn

Đà Lạt

Lời bạt

     

Trong đời ta có nhiều nỗi nhớ đến vô cùng tận. Nỗi nhớ nào mà chẳng có cái hiện thực  nôn nao thoảng gió bốn mùa, giấc mơ vời vợi vào cõi xanh xa; đáy sâu nhiều khi không lường hết độ đậm đà của hồi tưởng, những khoảng trời trong vắt đến nồng ấm của tâm linh. 

Đà Lạt, nơi tôi sinh ra từ nhiều chục năm lớn lên đến ngày nay đã có với tôi  và cả nước một trăm năm... 

Quê bố mẹ tôi ở Đằng trong không xa lắm nơi giáp ranh của cuốc phân tranh Trịnh Nguyễn. Làng bố tôi tên là Dinh Mười, một trong ba doanh trại lớn của của Đằng Trong ở Quảng  Bình: Dinh Mười, Dinh Trạm, Dinh Ngói. Bố tôi, nhà nho nông thôn, thi hỏng tam trường, ông rất thuộc thơ Đường. Mẹ tôi làm nghề nông trên một con hói đổ lặng lẽ ra sông Nhật Lệ, hàng mùa chở chuối dưa lên bán chợ huyện. Gia đình tôi thời ấy, vẻn vẹn có hai người mà tôi là con đầu lòng. Bố tôi thích đi đây đó, sau ngày cưới. Một ít lâu ông dẫn mẹ tôi cùng đi lên Đà Lạt làm ăn. 

Băng bộ từ Quảng Bình vào Huế rồi tạm dừng lại ở Phan Rang. Tháp Chàm rêu phong sừng sững như đang đứng đợi gai đình tôi. Bốn Năm bà con người Gia Đê nh­ ngóng chờ những người bạn xa đến, có lúc cùng ăn với họ bữa cơm rau cá lành canh trong một quán mái lợp lá dừa nắng đã sém vàng khô róm tự nhiều năm. Không ngựa đường đèo, cả nhà tôi phải đi võng. Các bạn người dân tộc ai cũng mang tên ná lủng lẳng sau vai, và dao quắm dắt ở khố ngang lưng. Một cuộc du cư giữa hoang vắng núi rừng, lên những lối mòn um tùm đá lạnh chồng lên nhau thành chòm hay đứng lẻ. Thác đá sẵn có tên bà con gọi là Prenn, đèo đã được đặt tên mới là Ngoạn Mục, mà sau này khi tôi lớn lên bố tôi và bạn hữu của bố gọi là Bellevue. Sương mù giăng, và chim rừng gọi sương vách núi. 

Rừng Lâm Viên cao ngót một nghìn năm trăm trước trên mặt biển Đông mở cửa đón chúng tôi. Trong cái bát ngát của đất trời đâu cũng có cây xanh, có đầy hoa tưới muôn màu muôn vẻ mang vô số tên lạ. Màu xanh rồi màu xanh sớm chiều bát ngát. Nhiều hương thầm mà  ngào ngạt. Những con đường mới xẻ và những lối hẻm mòn thăm thẳm. Trong rừng thông tiếng chim, tiếng vượn, tiếng heo nai tao tác. Gió rít lên đầu sáng hay giữa khuya lẫn với tiếng suối Cam Ly, thác Angkroet, suối Đa Nhim.

Từ năm 1940-1941, tôi đã ghi trong tập thơ văn xuôi đất thơm của tôi: “...ở Đà Lạt tôi đã đi qua hàng mấy làng thông, hơi tỏa khắp nơi h­ơng thấm sâu vào lớp đất... Ta nghĩ đến những sự kết tinh lạ lùng và thâm thúy...” rồi từ tiếng thì thào của hồ, thung, sau này tôi đi sâu tìm hiểu con người ở đây, những quần cư từ nhiều thập kỷ từ đâu lên, từ đâu đến đã đặt tên cảnh vật: hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu... Di Linh đó, B’Lao đây, Dran đây nữa, dàn bày ra vô tận những chóp đồi núi thấp cao. Dran là nơi tôi nhớ mãi, vì tuổi thơ của tôi sau này đã một lần đi xe lửa đường sắt răng cưa để leo dốc xuống dốc. Liên Khàng nữa, nơi từ bé tôi đã được bố tôi dẫn lên sân bay Liên Khàng xem tàu bay bà già cất cánh. 

Tôi đã viết bài thơ Đà Lạt trăng khi được trở về thăm Đà Lạt sau ngày giải phóng 1975: “... Đà Lạt đang đi trong đêm - Đi trong mây trắng bước mềm thoáng mây - Đà Lạt đang đi trong cây - Đi trong suy nghĩ, trong say tâm hồn...” 

Đất Lâm Viên mà ngày nay là đất Lâm Đồng, nhích xuống một tí về phía Đông Nam có những hồi ức đáng ghi nhớ về tinh thần yêu nước và cách mạng. Thời gian nửa sau thế kỷ XIX, nhà thơ chí sĩ Nguyễn Thông, tự Hy Phần, quê gốc thôn Bình Thạnh, tỉnh Gia Định, từ khi ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ thất thủ, đã là con người tiêu biểu cho phong trào tỵ địa, và ông đã ra lánh Bình Thuận. Từ đây Ông đã từng có dịp lên cao nguyên này vận động phong trào yêu nước, tìm người đồng hội đồng thuyền và tìm nơi cất dấu vũ khí để đánh tây. Bác sĩ Yersin, nhà vi trùng học lừng danh, đã tìm ra phương thuốc tiêm phòng chống sốt rét và là một nhà nhân văn quốc tịch Pháp, sinh tại Thụy Sỹ năm 1863 và mất tại Nha Trang năm 1943. Ông đã từng sống và làm việc nhiều thập kỷ trên đất nước ta và yêu Việt Nam với tất cả lòng mình. Chính Ông đã dọc ngang đi nhiều nơi trên vùng đất Tây Nguyên của chúng ta từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ông đã khám phá ra vùng rừng núi kiêu hùng có cái đẹp kỳ diệu, có khí hậu trong lành có tên là Lâm Viên, Lâm Đồng, Đà Lạt. 

Là một nhà thơ được sinh ra đầu những năm hai mươi tại Đà Lạt, tôi càng vui mừng nhân một trăm năm ra đời của Đà Lạt yêu thương. Còn nhớ bố tôi đọc cho tôi và mẹ tôi nghe hai bài thơ của Lý Bạch viết nhân đi đường từ núi Chung Nam ở Thiểm Tây, nơi mà kẻ sĩ đời Đường hay đến ở. Bài Thơ được cụ Tam Nguyên Yên Đổ dịch như sau: "Chiều hôm trước xuống chân đèo - Bóng trăng trên núi cũng theo người về - Ngoảnh mặt lại đầm đìa nẻo tắt - Rặng non xa xanh ngắt một màu -...Tiếng hát lẫn gió thông lác đác..." 

Đó là thi cảm của người xưa tôi chợt nhớ, khi nghĩ đến Lâm Đồng - Đà Lạt của chúng ta, và khi nghĩ đến mảnh đất thanh tao, kỳ thú, nên thơ này của chúng ta. Hồi tưởng không chỉ là quá khứ. Nó còn là hiện tại và mai sau. 

Hà Nội, trung tuần tháng 12-1995 

Nguyễn Xuân Sanh